vĐồng tin tức tài chính 365

Cách nào thành công chức mà không qua thi tuyển?

2020-12-08 18:49

Luật sư tư vấn

Theo điều 58 Luật Viên chức năm 2010, việc tuyển dụng viên chức vào làm công chức phải thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Trường hợp viên chức đã có thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 5 năm trở lên thì được xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển.

Điều 37 Luật Cán bộ, công chức 2008, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5 điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định, ngoài hình thức tuyển dụng công chức thông qua thi tuyển và xét tuyển, người đúng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định tiếp nhận viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập làm công chức khi đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm công chức.

Ngoài ra, theo quy định tại điều 10 Thông tư 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ, viên chức phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn sau:

- Bảo đảm các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức được quy định tại Luật Cán bộ, công chức năm 2018 gồm: Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; đủ 18 tuổi trở lên; có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; có văn bằng, chứng chỉ phù hợp; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển (riêng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển do cơ quan sử dụng công chức xây dựng trên cơ sở bản mô tả công việc gắn với chuyên ngành đào tạo, các kỹ năng, kinh nghiệm theo yêu cầu tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức của vị trí dự tuyển).

- Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập đang công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển; có thời hạn từ đủ 60 tháng trở lên công việc yêu cầu trình độ đào tạo đại học, sau đại học trong ngành, lĩnh vực cần tuyển (không kể thời gian tập sự); trong thời gian công tác 5 năm gần nhất không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển hoặc là viên chức đã được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch trước ngày 1/7/2003.

Điều 10 Thông tư 13/2010/TT-BNV quy định về quy trình xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển như sau:

- Trước tiên, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch để đánh giá về các điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu, nhiệm vụ của vị trí việc làm cần tuyển của người được đề nghị tiếp nhận không qua thi tuyển (Với viên chức đã được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch trước ngày 1/7/2003 thì người đứng đầu cơ quan quản lý công chức không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch).

- Tiếp theo đó, người đứng đầu cơ quan quản ý công chức có văn bản gửi Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương thống nhất ý kiến trước khi quyết định tiếp nhận không qua thi tuyển đối với các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức.

(Người đứng đứng đầu cơ quan quản lý công chức chịu trách nhiệm về các điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận không qua thi tuyển. Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương chịu trách nhiệm thẩm định về điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình, hồ sơ thực hiện việc tiếp nhận không qua thi tuyển.)

Như vậy, nếu đáp ứng được các điều kiện như trên và được người đứng đứng đầu cơ quan quản lý công chức tiếp nhận, được Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương thẩm định về điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình, hồ sơ thực hiện việc tiếp nhận không qua thi tuyển theo đúng trình tự thủ tục thì viên chức có thể được xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển.

Luật sư Phạm Thanh Bình
Công ty luật Bảo Ngọc, Hà Nội

Xem thêm: lmth.9192024-neyut-iht-auq-gnohk-am-cuhc-gnoc-hnaht-oan-hcac/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cách nào thành công chức mà không qua thi tuyển?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools