Một góc các công trình xây dựng trái phép tại xã Long Sơn - Ảnh: ĐÔNG HÀ
Trước khi cưỡng chế, chính quyền đã thực hiện đầy đủ các quy trình theo quy định như xử phạt, ra quyết định buộc tháo dỡ, và đã vận động tự tháo dỡ. Tuy nhiên, vẫn còn gần 74 chủ công trình cố tình chây ì. Những công trình không phép này chủ yếu nằm quanh dự án hóa dầu Long Sơn.
"Để lập lại kỷ cương luật pháp, TP sẽ xử lý nghiêm công trình vi phạm cũng như rà soát toàn bộ việc cán bộ quản lý đất đai, xây dựng vào từng thời điểm để có hình thức kỷ luật, kiểm điểm", ông Thuấn khẳng định.
Một công trình xây dựng trái phép ở xã Long Sơn đã bị xử phạt - Ảnh: ĐÔNG HÀ
Theo UBND TP Vũng Tàu và UBND xã Long Sơn, tại xã này có 88 trường hợp xây dựng trái phép, trong đó nhiều trường hợp là các tổ chức, doanh nghiệp vi phạm - là những nhà thầu thi công tại dự án hóa dầu Long Sơn. Đến chiều 8-12, mới 14 trường hợp tự tháo dỡ, nên chính quyền sẽ cưỡng chế đối với 74 công trình còn lại, bắt đầu ngày 9-12 và chia làm nhiều giai đoạn, kéo dài cho đến trước ngày 1-3-2021.
"Quần thể du lịch" Du Sơn xây trái phép trên núi Nưa, xã Long Sơn - Ảnh: Đ.H
Đối với "quần thể du lịch" Du Sơn xây trên núi Núa, xã Long Sơn và nhà hàng Sông Rạng (cũng ở xã Long Sơn), ông Vũ Hồng Thuấn cho biết hiện đang đo vẽ, lập hồ sơ hiện trạng để xác định cụ thể diện tích, vị trí vi phạm.
UBND xã Long Sơn cho biết theo kế hoạch, việc cưỡng chế đã tiến hành vào tháng 8-2020 nhưng vì dịch COVID-19 nên hoãn lại cho đến nay.
Ông Vũ Hồng Thuấn cũng cho biết theo quy định, cá nhân, tổ chức có công trình vi phạm phải chịu chi phí cưỡng chế.
Trước mắt, TP sẽ ứng tiền để cưỡng chế, sau đó sẽ xác định số tài khoản của những người, tổ chức vi phạm tại các tổ chức tín dụng để phong tỏa tài khoản, yêu cầu trả chi phí cưỡng chế.
Ông Vũ Hồng Thuấn - phó chủ tịch UBND TP Vũng Tàu: "Sẽ xử lý nghiêm công trình không phép và cán bộ để xảy ra tình trạng này tại xã Long Sơn" - Ảnh: ĐÔNG HÀ