Mức tăng cụ thể như sau: Giá cước tính theo km của GrabCar 4 chỗ khu vực Hà Nội tăng từ 25.000 đồng lên 27.000 đồng cho 2 km đầu tiên, sau đó tăng từ 8.500 đồng/km lên 9.500 đồng/km cho các km tiếp theo, còn khu vực TP.HCM cũng gần như tương tự.
Trong khi đó, giá cước GrabBike tính trên mỗi km (sau 2 km đầu tiên) cũng tăng từ 3.400 đồng/km lên 4.000 đồng/km.
Như vậy, hiện tại mức giá của taxi công nghệ đang ngang bằng taxi truyền thống, thậm chí, vào lúc cao điểm như mưa lớn, giờ tan tầm, giá cước tăng khoảng 2,8 lần so với thông thường. Lâu nay, với người tiêu dùng, giá là yếu tố tiên quyết để lựa chọn xe công nghệ hay không, thế nên, việc điều chỉnh này, khách hàng đã có những phản ứng:
Chị Vũ Lam Anh, quận Ba Đình, Hà Nội: Tôi quen đặt xe qua app rồi nhưng tôi sẽ so sánh giá, hãng nào giá tốt dịch vụ tốt thì tôi đi.
Anh Nguyễn Văn Sự, Hà Nội: Tôi chắc chắn chọn taxi truyền thống rồi vì giờ cao điểm Grab tăng cao quá, taxi có giá chung rồi.
Như vậy, người tiêu dùng đã có sự phân vân. Còn ở góc độ cạnh tranh trên thị trường thì sao? Theo các chuyên gia, trước đây xe công nghệ cạnh tranh với taxi truyền thống là bởi giá rẻ và công nghệ tiện lợi, vậy nên việc tăng giá cước lần này chắc chắn sẽ khiến lượng khách gọi xe của các ứng dụng giảm, nhất là trong bối cảnh thắt chặt chi tiêu. Việc tăng giá lần này, cũng được nhìn nhận là do thời của nhiều năm "đốt tiền" đã qua. Khi giá không còn là thế mạnh cạnh tranh, xe công nghệ còn gì?
Các doanh nghiệp này đã làm được 1 điều, đó là xây dựng một thói quen không thể từ bỏ. Theo một khảo sát mới đây của VnExpress, hơn một nửa vẫn chọn đi taxi, xe ôm công nghệ bất chấp có khuyến mại hay không. Ở thời điểm hiện tại, đây được xem là lợi thế nổi trội nhất.
Nhìn tổng quan thị trường, khi lợi thế cạnh tranh của xe công nghệ thu hẹp, miếng bánh hoàn toàn có thể được xe truyền thống tận dụng khi và chỉ khi giờ cao điểm có đủ xe, gọi là có ngay, và cải thiện được một loạt vấn đề như thái độ tài xế, số hóa quy trình gọi xe, theo dõi chuyến xe.
Nghị định 126 có thể ví là tạo một thế cân bằng hơn, thậm chí nghiêng về cho các hãng vận tải truyền thống. Một trật tự thị trường mới liệu có được xác lập hay không? Những chiến lược mới của các hãng thì cần thời gian để quan sát, nhưng điều không thay đổi là ai đáp ứng được nhu cầu và lợi ích của khách hàng, đó mới là bên chiến thắng.
VTV.vn - Đại diện Tổng cục Thuế cho rằng, cách tính cước hiện nay của Grab chưa thực sự chuẩn xác, cần phải xem xét và tính toán kỹ lưỡng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.73640353280210202-couc-aig-gnat-ihk-ehgn-gnoc-ixat-ohc-oan-eht-iol/et-hnik/nv.vtv