Thủ tướng UAE Sheikh Mohammed bin Rashid Al-Maktoum được tiêm thử vắc xin của Sinopharm - Ảnh: AFP
Ngày 9-12, Bộ Y tế Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) thông báo dữ liệu thử nghiệm lâm sàng cho thấy một loại vắc xin ngừa COVID-19 do Trung Quốc phát triển và được thử nghiệm tại UAE đã đạt hiệu quả 86%, theo Hãng tin Reuters.
Vắc xin này do công ty Sinopharm của Trung Quốc phát triển. Tuyên bố của UAE đưa ra ít chi tiết về vắc xin này, nhưng đánh dấu lần đầu tiên thông tin về hiệu quả của vắc xin Trung Quốc được công bố.
Trrong khi đã có nhiều dữ liệu tích cực về vắc xin của Nga và nhiều đối thủ phương Tây như hãng Pfizer, Moderna, AstraZeneca, phía UAE và Sinopharm vẫn chưa công bố dữ liệu chi tiết về vắc xin mà họ nghiên cứu.
Hồi tháng 7, UAE đã bắt đầu các cuộc thử nghiệm lâm sàng của loại vắc xin trên. Vắc xin này do Viện Sinh phẩm Bắc Kinh - một đơn vị của Tập đoàn kỹ thuật sinh vật quốc gia Trung Quốc (CNBG) thuộc Sinopharm - phát triển.
Đến tháng 9, UAE đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc xin này cho các nhóm người nhất định. Cuộc thử nghiệm của vắc xin này tại UAE có sự tham gia của 31.000 tình nguyện viên đến từ 125 quốc gia.
Theo báo Guardian, nhiều quan chức hàng đầu ở UAE gồm Thủ tướng UAE Sheikh Mohammed bin Rashid Al-Maktoum đã được tiêm vắc xin công khai khi tham gia cuộc thử nghiệm trên.
UAE nói rằng vắc xin trên của Trung Quốc có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa các ca nhiễm nghiêm trọng và không gây lo ngại nghiêm trọng về vấn đề an toàn. Tuy nhiên, họ không nói liệu có bất kỳ tác dụng phụ nào đã được ghi nhận hay không và bao nhiêu tình nguyện viên bị nhiễm bệnh sau đó.
Cuộc thử nghiệm tại UAE có sự hợp tác giữa CNBG, công ty trí tuệ nhân tạo Group 42 (G42) ở thủ đô Abu Dhabi của UAE và Cơ quan y tế Abu Dhabi. Sinopharm và G42 cũng mở rộng cuộc thử nghiệm sang Ai Cập, Jordan và Bahrain.
Bộ Y tế UAE kỳ vọng vắc xin này sẽ giúp mở đường mở lại nền kinh tế của UAE. Với dân số khoảng 9 triệu người, UAE đã ghi nhận 178.837 ca nhiễm và 596 ca tử vong do COVID-19.
Tuần này, Abu Dhabi cho biết họ đang tìm kiếm tình nguyện viên để tham gia các cuộc thử nghiệm lâm sàng với vắc xin Sputnik V của Nga.
TTO - Nhà chức trách Anh chính thức cảnh báo những người có cơ địa thường bị dị ứng ở mức đáng kể không nên tiêm vắc xin COVID-19 do Pfizer và BioNTech phát triển, loại vắc xin Anh đang sử dụng.
Xem thêm: mth.39404710101210202-iahk-gnoc-meit-eau-oad-hnal-68-auq-ueih-couq-gnurt-nix-cav/nv.ertiout