vĐồng tin tức tài chính 365

‘Cho vay ngang hàng’ vào tầm ngắm, nhiều công ty Trung Quốc tìm cách ‘thâm nhập’ vào Việt Nam

2020-12-10 18:57

Một số quốc gia trong khu vực đang tăng cường quản lý hoạt động cho vay ngang hàng (P2P lending) khiến một số công ty P2P lending có nguồn gốc từ Nga, Singapore, Indonesia …và nhiều nhất từ Trung Quốc chuyển hướng vào Việt Nam.

Bộ Kế hoạch-Đầu tư cảnh báo về tình trạng các công ty cho vay ngang hàng (P2P) nước ngoài đang tìm cách chuyển hướng hoạt động sang thị trường Việt Nam khi một số quốc gia trong khu vực đang tăng cường quản lý hoạt động này. Các công ty chủ yếu đến từ Trung Quốc, Nga, Indonesia và Singapore. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều app cho vay qua mạng sau khi bị điều tra thì ông chủ đứng sau là người Trung Quốc.

Truyền thông trong nước đưa tin trên vào ngày 8/12, dựa theo nội dung trong Dự thảo “Báo cáo đánh giá tác động của một số loại hình kinh tế chia sẻ chính tới nền kinh tế” vừa được Bộ Kế hoạch-Đầu tư công bố để lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ.

Theo nhận định của Bộ Kế hoạch-Đầu tư, các công ty công nghệ tài chính và công ty cho vay ngang hàng (P2P) hiện đăng ký ngành nghề kinh doanh như dịch vụ cầm đồ, tư vấn tài chính, môi giới tài chính, các công ty này đồng thời tự nhận là công ty cho vay ngang hàng cung cấp dịch vụ kết nối nhà đầu tư và người đi vay, vận hành trên nền tảng giao dịch trực tuyến. 

Hình thức cho vay của các công ty này được ghi nhận là đa dạng, bao gồm cho vay vốn không có tài sản đảm bảo; thời hạn vay ngắn hạn tính theo ngày, tuần, tháng và thường dưới 1 năm; khách hàng phải trả phí và lãi suất đối với các khoản vay. Số tiền cho vay ít, vào khoảng từ 1 đến 30 triệu đồng. Và, khách hàng đi vay tập trung vào giới lao động trẻ, người thu nhập thấp, không tiếp cận được tín dụng chính thức, sử dụng điện thoại thông minh và mạng xã hội.

Bộ Kế hoạch-Đầu tư nhìn nhận một số các công ty cho vay ngang hàng (P2P) có thể lợi dụng mô hình kinh doanh để thực hiện các hành vi tội phạm như rửa tiền, hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi…

Hiện tại Việt Nam có khoảng 100 công ty P2P lending (bao gồm cả công ty đã đi vào hoạt động chính thức và một số công ty đang trong giai đoạn thử nghiệm).

Bộ Kế hoạch-Đầu tư cảnh báo các công ty này có thể chi phối hoàn toàn thị phần cho vay tại Việt Nam và nếu không có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý thì có thể gia tăng rủi ro nợ xấu.

DKN đã mở kênh DKN TV trên mạng xã hội SafeChat, mời quý độc giả đăng ký và theo dõi chúng tôi trên SafeChat. Đây là nền tảng an toàn, bảo mật và không theo dõi người dùng, tôn trọng quyền riêng tư cá nhân.

Tải ứng dụng, kết nối với DKN trên mạng xã hội không kiểm duyệt:

Xem thêm: lmth.man-teiv-oav-pahn-maht-hcac-mit-couq-gnurt-yt-gnoc-cac-magn-mat-oav-gnah-gnagn-yav-ohc/us-ioht/vt.nkd.www

Comments:0 | Tags:Kinh tế Thời sự vay

“‘Cho vay ngang hàng’ vào tầm ngắm, nhiều công ty Trung Quốc tìm cách ‘thâm nhập’ vào Việt Nam”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code: