vĐồng tin tức tài chính 365

ACB: Cảm hứng từ hiệu quả kinh doanh

2020-12-10 21:00

ACB: Cảm hứng từ hiệu quả kinh doanh

Hải Lý

(TBKTSG) - Kinh doanh hiệu quả, đảm bảo lợi ích cho cổ đông và phát triển bền vững là một trong những định hướng chủ đạo của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) trong hiện tại và tương lai. ACB đã thực hiện định hướng này trong suốt nhiều năm, nhưng nó đặc biệt được thể hiện rõ kể từ khi ngân hàng xử lý hết những khoản nợ của nhóm các công ty liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên. ACB đã phát mãi tài sản thế chấp, thu hồi nợ tối đa có thể, đồng thời sử dụng trích lập dự phòng rủi ro để đưa các khoản nợ đó về con số không. Từ nay những khoản nợ có thể thu hồi tiếp sẽ được hạch toán vào lợi nhuận bất thường.

Khách hàng là nhân tố trọng yếu quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Tháng 9-2020 ACB dành giải thưởng Ngân hàng bán lẻ được tin dùng nhất Việt Nam do The Asian Banker bình chọn.

Bây giờ có thể nói trong mắt cổ đông và nhà đầu tư, ACB đã thoát khỏi cái bóng nợ nần của bầu Kiên và đang trên đà tăng tốc trên cả ba mảng bao gồm công nghệ tài chính, đa dạng và đào sâu dịch vụ, thận trọng và linh hoạt trong hoạt động truyền thống là tín dụng.

Khoản thu ngàn tỉ

ACB và Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Sun Life Vietnam đã ký kết một thỏa thuận hợp tác độc quyền về phân phối sản phẩm bảo hiểm trong 15 năm bắt đầu từ năm 2021. Giá trị của thương vụ chưa được ngân hàng chính thức “tiết lộ”. Tuy nhiên, Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) trong một báo cáo của mình, cho biết mức phí mà Sun Life trả trước cho ACB lên tới 370 triệu đô la Mỹ, tương đương 8.500 tỉ đồng. Đây là khoản phí trả trước lớn hơn nhiều so với mức phí tương ứng mà các ngân hàng khác nhận được và đứng thứ hai trên thị trường, chỉ thấp hơn không đáng kể so với phí trả trước mà Vietcombank nhận được là 400 triệu đô la Mỹ.

Á Châu có thể hạch toán ngay một cục khoản phí trả trước này như một số ngân hàng cổ phần đã làm hoặc chia ra hạch toán từng năm. Trong trường hợp chọn cách thứ hai, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng sẽ có thêm đâu đó vài ngàn tỉ đồng/năm trong vòng 3-5 năm tới. Ngoài phí trả trước, hợp đồng phân phối bảo hiểm độc quyền sẽ mang lại nguồn thu nhập ổn định và đây mới là điểm nhấn quan trọng.

Thương vụ trên sẽ nâng vốn chủ sở hữu, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu của ACB, lợi nhuận trong các năm tới và tác động tích cực trực tiếp đến giá trị cổ phiếu. Ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị ACB, cho biết ngân hàng nỗ lực để cổ đông nhận được cổ tức 20-30%/năm trong các năm tiếp theo bằng tiền hoặc cổ phiếu hoặc cả hai tuỳ theo sự cho phép của cơ quan quản lý ngành.

Phát triển mạnh ngân hàng số

Trong mảng công nghệ tài chính, hiện giờ các ngân hàng không chỉ cạnh tranh với nhau, mà còn cạnh tranh với các đối thủ khác như Grab. Các doanh nghiệp e-commerce vừa bán hàng, vừa cung cấp các dịch vụ tài chính. Gần như toàn bộ mọi giao dịch mua bán, thanh toán mà con người cần, các nền tảng e-commerce đều có. Xu hướng của Việt Nam cũng tương tự, tất nhiên tốc độ còn kém xa Trung Quốc hay Singapore nhưng có vẻ đã nhanh hơn châu Âu. Các ví điện tử (Zalo chat thành Zalo pay...) đã cho vay tiêu dùng. Thậm chí mạng xã hội như Facebook cũng có thể cho vay tiền.

Phát triển hệ sinh thái cùng với tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi, ACB đang phác thảo hướng đi triển khai ngân hàng số thành dịch vụ tài chính và phi tài chính. Thí dụ một cá nhân đến vay tiền của ACB, ngân hàng sẽ liên kết với các dịch vụ khác như bán hàng hóa tiêu dùng để tạo ưu đãi cho khách hàng. Nghĩa là không chỉ dịch vụ tài chính mà cả phi tài chính. “Tôi có một túi tiền với các nhu cầu chi tiêu khác nhau, ngân hàng phải làm sao kết hợp để phục vụ hết những nhu cầu đó” - ông Huy nhấn mạnh.

Theo ông, ngân hàng số đang phát triển nhanh và là một lợi thế nhưng chỉ vậy thì chưa đủ. Ở Việt Nam tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh rất cao. Một cái app và giao dịch trực tuyến online hiện nay là chưa đủ để cạnh tranh.

Tại ACB thời gian qua khách hành chuyển sang sử dụng dịch vụ online khá nhiều. Tính về số lượng khoảng 50% giao dịch đã thực hiện qua mạng trực tuyến. ACB đã đẩy lên mobile app một số sản phẩm và thấy rằng khá hiệu quả. Dịch vụ ngân hàng có ba mảng: huy động, cho vay, thanh toán. Từ trước đến nay thanh toán đã áp dụng. Từ khi có Covid-19, dịch vụ thanh toán tăng lên, có lợi hơn, giảm bớt chi phí hoạt động. Về huy động cũng tăng trưởng. Hiện đang tiến tới dịch vụ cho vay. Những khoản cho vay nhỏ lẻ, đơn giản đang được chuẩn bị thực hiện.

Sắp tới tuỳ theo giá trị và độ phức tạp của khoản vay, khách hàng có thể vay qua app. Hiện ACB có lượng khách hàng cá nhân hơn 3,5 triệu cộng với lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tương đối đông đảo. Hơn 5 triệu khách hàng cá nhân trong năm 2021-2022 là mục tiêu trong tầm tay.

Hợp tác với các “ông lớn”

Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy khẳng định ngân hàng để ngỏ và sẵn sàng hợp tác với các đối tác lớn để phát triển ngân hàng số, mỗi bên tận dụng được lợi thế của nhau. “Những công ty như Grab hay Viettel đang có một hệ sinh thái riêng với dữ liệu hàng chục triệu khách hàng, cộng hưởng lại cùng khai thác sẽ tốt hơn” - ông nói.
ACB thay đổi và thích ứng rất nhanh với những điều kiện mới mà đại dịch Covid-19 gây nên. Thí dụ một trong những mảng cạnh tranh hiện nay là bán sản phẩm bảo hiểm. Bình thường gặp gỡ và thuyết phục được khách hàng mua đã khó, giờ chỉ tiếp xúc online, làm sao bán? Tuy thế ngay tháng 4-2020 ACB đã đưa ra quy trình mới và xin Bộ Tài chính chấp nhận cho bán hàng online. ACB đã chủ động và đã thành công.

Bán bảo hiểm online chỉ là giải pháp tình thế, còn khi bình thường vẫn ưu tiên cho tư vấn trực tiếp. Riêng sản phẩm phức tạp vẫn phải gặp khách hàng. Hiện thu nhập từ dịch vụ của ACB còn khiêm tốn, mới chiếm khoảng 20%, sẽ nâng lên 25-30% trong 2-3 năm tới và mảng bán bảo hiểm sẽ là đòn bẩy chính để đạt mục tiêu này.

Thương hiệu truyền cảm hứng

Khách hàng là nhân tố trọng yếu quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Tháng 9-2020 ACB dành giải thưởng Ngân hàng bán lẻ được tin dùng nhất Việt Nam do The Asian Banker bình chọn. Có được điều này là nhờ ngân hàng đã phát huy nhiều sáng kiến như phát triển hệ giá trị mang lại cho khách hàng, cải tiến năng suất kênh bán hàng, cải tiến quy trình thẩm định - phê duyệt tín dụng, nâng cấp ứng dụng giao dịch qua điện thoại thông minh...

Trong tháng 10-2020 ACB nhận thêm ba giải thưởng của Enterprise Asia “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á”; “Thương hiệu truyền cảm hứng” và Chủ tịch Trần Hùng Huy được vinh danh “Doanh nhân xuất sắc châu Á”. Đây là những giải thưởng uy tín hàng đầu ở khu vực châu Á dành cho những doanh nghiệp và doanh nhân thành công trong kinh doanh, song song với việc thực hiện trách nhiệm cộng đồng, mang đến những giá trị tốt cho xã hội.

Những giải thưởng quốc tế cho thấy vị thế của ACB được thừa nhận cả ở thị trường trong nước và nước ngoài. Điều này cũng lý giải vì sao suốt nhiều năm, room nước ngoài ở ACB luôn đầy và các cổ đông tổ chức ngoại “chung thuỷ” với ngân hàng đến thế. Gần đây khoản đầu tư vào cổ phiếu ACB đã chiếm vị trí thứ năm trong danh mục đầu tư của VinaCapital, còn các quỹ của Dragon Capital đã nắm giữ ACB suốt từ năm 1995 đến nay. Có lẽ ACB là cổ phiếu mà Dragon Capital đã sở hữu lâu dài nhất kể từ khi công ty quản lý quỹ này thành lập và gắn bó với Việt Nam.

Xem thêm: lmth.-hnaod-hnik-auq-ueih-ut-gnuh-mac-bca/326113/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“ACB: Cảm hứng từ hiệu quả kinh doanh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools