vĐồng tin tức tài chính 365

Phác thảo cơ bản về Tòa án TP Thủ Đức

2020-12-11 07:11

 Xin thêm biên chế, gỡ khó cho thẩm phán

Trong nội dung trình bày tờ trình về việc thành lập TAND TP Thủ Đức, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết đối với tòa án cấp tỉnh có quy mô 6.000 vụ, việc/năm thì ngoài trụ sở tòa án tỉnh còn có 7-8 trụ sở ở huyện nữa, tức là chia ra 7-8 đầu mối, đồng thời giải quyết án. tuy nhiên, với 6.000 vụ, việc tại Tòa án TP Thủ Đức thì không có “chân rết”.

Theo quy định, một thẩm phán phải xử sáu vụ/tháng nhưng thẩm phán tại TP.HCM đang thực hiện khối lượng công việc nhiều gấp đôi. Do vậy, TAND Tối cao muốn nhân cơ hội này xin thêm biên chế nhằm tháo gỡ khó khăn cho TP.HCM.

Ông Bình nói: “Nếu chờ duyệt tổng thể của cả nước, tôi nghĩ không biết đến bao giờ mới xong”. Ông mong muốn Thường vụ Quốc hội chia sẻ với khó khăn, đồng ý với đề xuất của ngành tòa án. ĐỨC MINH

VKSND TP Thủ Đức: Cần lập các phòng nghiệp vụ

Ngày 9-12, Trường ĐH Luật TP.HCM tổ chức hội thảo “Mô hình chính quyền TP thuộc TP: Triển vọng và thách thức đối với TP.HCM”. Tại hội thảo, TS Thái Thị Tuyết Dung và ThS Trương Tư Phước (Trường ĐH Luật TP.HCM) đưa ra gợi ý về cơ chế tổ chức TAND, VKSND khi thành lập TP Thủ Đức, trong đó nổi bật hai ý. 

Thứ nhất, cần thành lập các phòng nghiệp vụ trong cơ cấu của VKSND TP Thủ Đức. Theo thống kê, khi được thành lập, VKSND TP Thủ Đức sẽ có số lượng biên chế ít nhất là 62 người và số lượng trung bình trên 6.300 vụ việc thụ lý, giải quyết/năm. Số lượng này đảm bảo các tiêu chí để thành lập các phòng nghiệp vụ thay thế cho các bộ phận nghiệp vụ trước đây.

Do đó, VKSND TP Thủ Đức cần thành lập các phòng nghiệp vụ gồm: Văn phòng tổng hợp; Phòng Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự và Phòng Kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực dân sự, hành chính. Đây sẽ là VKSND cấp huyện đầu tiên trong cả nước đủ điều kiện thành lập ba phòng này.

Thứ hai, cần tăng số lượng lãnh đạo, quản lý cấp phó tại tòa. Với số lượng vụ việc phải thụ lý giải quyết hằng năm gấp ba lần so với một tòa án cấp huyện khác nên TAND TP Thủ Đức cần được cơ cấu cấp phó nhiều hơn. Nếu không tăng cấp phó trong khi số lượng vụ việc quá lớn thì có thể gây ra tình trạng tồn đọng án kéo dài, dẫn đến vi phạm tố tụng, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và chất lượng xét xử. YẾN CHÂU

Xem thêm: lmth.511559-cud-uht-pt-na-aot-ev-nab-oc-oaht-cahp/taul-pahp/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phác thảo cơ bản về Tòa án TP Thủ Đức”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools