Ngay cả khi sự phục hồi của kinh tế khu vực tăng tốc, nhiều lao động bị mất việc làm khi cuộc khủng hoảng bắt đầu buộc phải làm những công việc mới với mức lương thấp hơn.
Các nhà kinh tế cảnh báo rằng sự chuyển đổi kéo dài hướng tới nền kinh tế số sẽ mang đến những cơ hội nhưng cũng có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng, trừ phi các chính phủ đầu tư nhiều hơn vào lực lượng lao động.
Ngân hàng Phát triển châu Á và Tổ chức Lao động Quốc tế nhận định có thể có đến 15 triệu việc làm của thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi trong khu vực có thể bị mất trong năm nay.
Châu Á là cơ sở quan trọng để đánh giá về kinh tế toàn cầu khi khu vực này đóng góp hơn 2/3 trong tăng trưởng kinh tế của toàn cầu trong năm 2019 và là nơi tập trung phần lớn những người trong độ tuổi 15 - 24. Khu vực này cũng bắt đầu phục hồi từ cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất sau cuộc Đại suy thoái sớm hơn nhiều nước phương Tây, nhờ sự phục hồi nhanh của kinh tế Trung Quốc.
Khách du lịch tại Bến Thượng Hải, Trung Quốc. (Ảnh: Xinhua)
Tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới, được dự báo tăng trưởng trong năm nay, thị trường việc làm cần thời gian để phục hồi.
Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Aaditya Mattoo, cho rằng rủi ro lớn vào lúc này, đặc biệt là khi khủng hoảng diễn ra trong sự thay đổi về công nghệ, là tình trạng không đồng đều gia tăng.
Chế tạo, lĩnh vực đang dẫn dắt đà phục hồi của kinh tế châu Á khi nhu cầu toàn cầu tăng mạnh đối với hàng hóa giá rẻ của khu vực này, cũng đứng trước rủi ro. Một phân tích của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho thấy những cú sốc kinh tế đang khiến số nhà máy chuyển hướng sang tự động hóa sản xuất tăng mạnh, đặt châu Á trước nguy cơ chịu tác động lớn khi mật độ robot gia tăng nhanh từ mức thấp.
Đó là một lý do tại sao các nhà hoạch định chính sách, trong đó có các ngân hàng trung ương đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ chưa từng có cho nền kinh tế, cảnh báo rằng cần thêm những nỗ lực để ngăn chặn tình trạng mất cân bằng gia tăng.
VTV.vn - IMF dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á sẽ giảm 2,2% trong năm nay, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn tác động tiêu cực đến nhiều quốc gia trong khu vực và và trên thế giới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!