4. Airbnb
Năm 2008, đôi bạn cùng phòng khánh kiệt ở San Francisco, Brian Chesky và Joe Gebbia, đã xây dựng một trang web để cho những người tham dự hội nghị thuê nơi ở, những người không có chỗ ở do khách sạn đã bị đặt trước quá nhiều.
Họ tìm thấy ba người sẵn sàng trả 80 USD/đêm cho một tấm nệm hơi và bữa sáng. Nhận ra rằng họ đã tìm ra được một dịch vụ mới, họ đã tuyển dụng một người bạn, Nathan Blecharczyk, để cung cấp chỗ ở cho những người tham dự Hội nghị Quốc gia Dân chủ năm 2008 tại Denver. Trang web thu hút hàng trăm danh sách nhà nhưng không kiếm được tiền.
Công ty chưa đủ lông đủ cánh Airbnb gần như phá sản, chỉ kiếm được 200 USD/tuần. Tuyệt vọng, những người sáng lập đã sử dụng tối đa thẻ tín dụng và áp dụng tài năng thiết kế của mình vào những hộp ngũ cốc “phiên bản giới hạn” bao gồm Obama-O’s và Cap’n McCain’s để kiếm được 30.000 USD.
Sau đó, bộ ba nhận ra được một điều: điện thoại camera thời kỳ đầu của chủ nhà đã chụp những bức ảnh mờ, nhiễu về căn hộ của họ. Nhóm đã gom tiền để bay đến Thành phố New York và thăm 40 chủ nhà, chụp ảnh độ phân giải cao và giúp cải thiện danh sách nhà.
Những hồ sơ tốt hơn đó đã giúp tăng gấp đôi doanh thu Airbnb lên 400 USD/tuần, mức tăng trưởng cao nhất mà họ từng thấy trong tám tháng. Quan trọng hơn, họ đã dành thời gian nói chuyện với những người chủ nhà đó.
Những người sáng lập nhận ra rằng Airbnb đang chiếm được một thị trường độc đáo. Không giống như khách của chuỗi khách sạn khao khát sự nhất quán, khách của Airbnb muốn có những trải nghiệm đích thực, thường ở những khu dân cư cách xa các trung tâm thương mại. Họ thích nhà gỗ và nhà trên cây, gác xép đô thị và nhà thuyền. Họ muốn một người dân địa phương gợi ý về nơi để thư giãn hoặc khám phá. Những người sáng lập đã điều chỉnh lại trang web và các quy trình của họ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Airbnb đạt được lợi nhuận vào năm 2016, ngay cả khi chính quyền địa phương bắt đầu thông qua các sắc lệnh thu thuế thuê nhà hoặc cấm hoàn toàn dịch vụ. Và đến cuối năm 2019, Airbnb được định giá 31 tỷ USD.
Đại dịch buộc Airbnb phải huy động 1 tỷ USD và cắt giảm 25% lực lượng lao động do lượng đặt phòng giạm mạnh. Định giá của công ty đã giảm xuống 18 tỷ USD vào tháng 4.
Nhưng công ty này đã phát huy lợi thế của mình so với các khách sạn trong thời đại dịch COVID-19: nhà bếp, hành lang không có người lạ và khả năng “đi xa mà không cần đi xa”, điều này đáp ứng được các du khách cảnh giác với việc di chuyển bằng máy bay.
Và trong khi doanh thu giảm, Airbnb được cho là có kế hoạch trở thành công ty đại chúng vào cuối năm nay.
5. Công ty điện thoại Bell
“Đó là một phát minh tuyệt vời, nhưng ai lại muốn sử dụng nó chứ?” Tổng thống Rutherford B. Hayes đã hỏi như vậy khi ông nhìn thấy điện thoại lần đầu tiên vào năm 1876. Cuối cùng, nó trở thành đỉnh cao của kỷ nguyên điện tín. Năm đó, Western Union gửi gần 20 triệu tin nhắn từ 7.000 văn phòng trên 185.000 dặm dây dẫn.
Bất chấp sự do dự của Hayes, Alexander Graham Bell vẫn nằm trong số nhiều nhà phát minh kêu gọi bằng sáng chế liên quan đến điện thoại đầu tiên. Bell đạt được điều này đầu tiên và ngay lập tức phải đối mặt với những cuộc chiến pháp lý tốn kém. Mặc dù không ai chắc chắn liệu điện thoại có thể thay thế điện báo hay không, nhưng chắc chắn thời điểm đó vẫn còn rất nhiều tranh cãi về các bằng sáng chế.
Khi Bell phải đối mặt với thiệt hại tài chính nặng nề từ tất cả các vụ kiện, ông đã tiếp cận Western Union với một đề nghị: ông sẽ bán cho họ bản quyền bằng sáng chế của mình với giá 100.000 USD.
Western Union tỏ ra không hứng thú, trả lời: “Tại sao ai đó lại muốn sử dụng thứ 'đồ chơi' này khi họ có thể gửi một người đưa tin đến văn phòng điện báo và sau đó một tin nhắn có thể được gửi đến bất kỳ thành phố lớn nào trong nước?”
Mặc dù từ chối Bell, Western Union đã nhanh chóng hợp tác với người đàn ông nộp bằng sáng chế chỉ vài giờ sau Bell. Nhiều vụ kiện đã xảy ra sau đó và bố vợ của Bell đã thành lập Công ty Điện thoại Bell để bảo vệ các bằng sáng chế. Hai bên dàn xếp vào năm 1879 khi Western Union đồng ý từ bỏ hoàn toàn việc kinh doanh điện thoại.
Công ty Bell, trừ Alexander do ông đã chuyển sang làm việc khác, đã phải đối mặt với 587 cuộc chiến pháp lý cho đến khi bằng sáng chế hết hạn vào năm 1894. Và sau đó sự cạnh tranh bùng nổ.
Công ty này đã trả đũa bằng cách mua lại hơn 3.000 đối thủ cạnh tranh của mình, bao gồm cả Western Union. Sau đó, các cuộc chiến pháp lý chống độc quyền lại tiếp diễn trong các thập kỷ tiếp theo. Tuy nhiên, chi phí cao của dây cáp đã cho phép AT&T (ban đầu là một công ty con của Bell tuy nhiên đã mua lại chính công ty mẹ của nó sau này) tạo ra một thế độc quyền tự nhiên tồn tại cho đến khi chính quyền liên bang chia tách “Ma Bell” (công ty mẹ Bell) vào năm 1982.
Chu kỳ lặp lại: Các công ty con của Bell (Baby Bells) bắt đầu mua lại lẫn nhau cho đến khi công ty lớn nhất, SBC, mua lại AT&T vào năm 2005 và khẳng định lại cái tên lịch sử. Ngày nay, AT&T bao gồm mười trong số 22 Baby Bells ban đầu.
6. Disney
Walt Disney không phải lúc nào cũng thành công. Trên thực tế, vào đầu những năm 20 tuổi, ông đã bị một tờ báo Missouri sa thải vì “không đủ sáng tạo”. Không nản lòng, Walt và anh trai Roy thành lập Laugh-O-Gram Studio vào năm 1921, và…nó nhanh chóng phá sản.
Chỉ với 40 USD, Walt rời thành phố Kansas để đến Hollywood. Sau một thời gian diễn xuất (thất bại), Walt đã mời Roy giúp thành lập Xưởng phim hoạt hình Anh em nhà Disney vào năm 1923.
Lúc đầu, Walt tạo ra những chiếc quần ngắn in hình Oswald the Lucky Rabbit cho đến khi nhà sản xuất đánh cắp đội ngũ họa sĩ hoạt hình của ông, đồng thời bản quyền và doanh thu của ông ấy.
Nhân vật tiếp theo của Walt, chuột Mickey, không nổi tiếng bằng Oswald và Walt đã bị hơn 300 chủ ngân hàng từ chối trước khi một người đồng ý tài trợ cho công việc của ông. Mặc dù quần đùi Mickey được ưa chuộng nhưng công việc kinh doanh gặp khó khăn và Walt bị suy nhược thần kinh.
Năm 1934, Walt muốn thử sức với một bộ phim, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn. Vợ chồng anh trai ông nghĩ đó là một ý tưởng khủng khiếp, đặc biệt khi ông cần thế chấp căn nhà của gia đình để tài trợ cho dự án. Ngành công nghiệp gọi nó là “sự điên rồ của Disney” vì chi phí tăng lên gần 1,5 triệu USD, gấp sáu lần ngân sách ban đầu của ông.
Nàng Bạch Tuyết sau đó trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại vào thời điểm đó, thu về hơn 8 triệu USD trong thời gian phát hành ban đầu. Nhưng ba bộ phim tiếp theo của Disney bao gồm Pinocchio, Fantasia và Bambi đều thất bại. Các nhà họa sĩ hoạt hình của Walt đã đình công. Nợ chồng chất.
Tuy nhiên, truyền hình đã mang đến một cơ hội mới. Câu lạc bộ Chuột Mickey và Davy Crockett đã mang lại đủ doanh thu để tài trợ cho sự ra mắt của Disneyland vào năm 1955. Từ đó, thương hiệu Disney chỉ có xu hướng phát triển.
Ngày nay, Disney là một tập đoàn giải trí khổng lồ với các công viên giải trí, một phong cách sống, thậm chí cả thị trấn riêng. Và Walt Disney đã giành được 22 giải Oscar từ tổng số 59 đề cử, con số nhiều nhất mà một cá nhân từng giành được.
K Nguyễn
Theo Tổ Quốc/Tổng hợp