vĐồng tin tức tài chính 365

‘Mua hàng ngay, trả tiền sau, không lãi suất’, triết lý của tỷ phú Úc

2020-12-12 20:33

Tỷ phú tự thân trẻ tuổi nhất nước Úc đã tạo ra thói quen chi tiêu mới cho hàng triệu người trẻ.

Nick Molnar (30 tuổi) là đồng sáng lập kiêm đồng CEO của Afterpay - một nền tảng thanh toán theo mô hình "mua ngay, trả tiền sau", cho phép người dùng trả góp không lãi suất.

Đặc biệt trong mùa dịch COVID-19 vừa qua, công ty thanh toán của Nick Molnar thu khoản lợi nhuận khổng lồ. Cổ phiếu công ty đã ghi nhận tăng trưởng 1.300% lên mức 105 AUD/ cổ phiếu vào tháng trước. Số lượng khách hàng của Afterpay tăng gấp đôi.

Đại gia công nghệ Tencent (Trung Quốc) trả hơn 200 triệu USD để mua 5% cổ phần công ty này hồi tháng 5. Khối tài sản của Nick Molnar vượt 1 tỉ USD năm nay, trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất của Úc.

Nick Molnar, 30 tuổi, trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất Australia. Ảnh TL
Nick Molnar, 30 tuổi, trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất Australia. Ảnh TL

Khi còn là sinh viên Đại học Sydney, tỷ phú tự thân trẻ nhất của Úc đã nhận thấy xu hướng chi tiêu của người trẻ đang thay đổi và không còn nhiều hứng thú với các sản phẩm tài chính truyền thống như thẻ tín dụng.

Molnar và Eisen quyết định tạo ra giải pháp mới, thân thiện với người trẻ. Theo đó, họ sẽ tính phí với hãng bán lẻ khi bán được hàng, thay vì tính lãi với người mua.

Mô hình "mua ngay, trả tiền sau", người mua có thể chia chi phí (tối đa 1.500 AUD) thành 4 kỳ trả góp. Trong khi đó, người bán sẽ trả một khoản hoa hồng 4-6% cho mỗi đơn hàng. Nếu người mua lỡ một kỳ thanh toán, họ sẽ bị cấm sử dụng dịch vụ cho đến khi trả đủ toàn bộ số tiền của món hàng.

"Trong tài chính truyền thống, phần lớn nguồn thu lấy từ người tiêu dùng, chứ không phải hãng bán lẻ. Và rồi chúng tôi nghĩ tại sao không lật ngược quá trình này lại", anh nói.

Sau khi ra mắt năm 2014, công ty tăng trưởng rất nhanh. Những người tiêu dùng kẹt tiền thích mô hình trả góp này. Còn các hãng bán lẻ, vốn rất muốn tăng doanh thu, cũng hài lòng với việc trả một khoản phí nhỏ cho nền tảng này.

Chỉ trong hai năm, Afterpay huy động được gần 18 triệu USD (25 triệu AUD) nhờ IPO trên sàn chứng khoán Australia.

Năm 2018, ngôi sao truyền hình thực tế Kim Kardashian viết lên Twitter cá nhân đề cập đến Afterpay, việc kinh doanh của công ty tại Mỹ bắt đầu “ăn nên làm ra”.

Dù vậy, nhiều người chỉ trích rằng mô hình của công ty sẽ khuyến khích việc chi tiêu quá đà.

Giới chức lo ngại các hãng bán lẻ nhỏ khó chịu được khoản phí dịch vụ như các hãng lớn, khiến cạnh tranh giảm sút.

Molnar nói rằng Afterpay đang thảo luận với giới chức về các lo ngại này. Năm 2020, họ cho biết 90% giao dịch được thanh toán đúng hạn. Nhìn chung, khoản phí trả chậm chỉ chiếm chưa đầy 14% doanh thu công ty. Phần còn lại là phí dịch vụ của các hãng bán lẻ.

Molnar cho biết công ty đang mở rộng ra quốc tế, đặc biệt là thị trường Mỹ, Anh và Châu Âu.

"Tại Úc, 1/3 người trẻ sử dụng dịch vụ của chúng tôi mỗi tháng. Tại Mỹ, chúng tôi xử lý hơn 4 tỷ USD giao dịch trong 12 tháng qua. Nhưng mọi thứ chỉ mới bắt đầu", tỷ phú trẻ tuổi Molnar nói.

Xem thêm: odl.729168-cu-uhp-yt-auc-yl-teirt-taus-ial-gnohk-uas-neit-art-yagn-gnah-aum/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“‘Mua hàng ngay, trả tiền sau, không lãi suất’, triết lý của tỷ phú Úc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools