Xu hướng tăng cân hoặc duy trì cân nặng của chúng ta rất phức tạp, các yếu tố di truyền, dinh dưỡng và thói quen đều có vai trò nhất định. Mức độ mà mỗi yếu tố đó ảnh hưởng đến cân nặng của chúng ta khác nhau, tùy theo cá nhân.
Điều quan trọng là phải loại trừ các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn như cường giáp và bệnh celiac, một tình trạng nghiêm trọng của chứng không dung nạp gluten, nếu bạn thường xuyên bị thiếu cân mặc dù đã tiêu thụ đủ calo. Rối loạn ăn uống như ăn vô độ và biếng ăn cũng có thể khiến người bệnh không tăng cân. Vì vậy, quản lý cân nặng không chỉ là di truyền và kiểm soát khẩu phần, theo Gulf News.
Những người mắc một số tình trạng sức khỏe như cường giáp rất khó để tăng cân. Ảnh: Pixabay
Di truyền: Nó quyết định trọng lượng cơ thể của bạn?
Di truyền đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý trọng lượng cơ thể vì nó ảnh hưởng đến tỷ lệ trao đổi chất và độ nhạy của hormone, cho phép một số người đốt cháy calo nhanh hơn những người khác. Nó cũng có thể làm cho họ ít nhạy cảm hơn với các dấu hiệu thức ăn, giúp họ dễ dàng chống lại cảm giác thèm ăn. Nhưng di truyền không phải là lý do duy nhất khiến một số người vẫn mảnh mai cho dù họ ăn gì.
Gen gầy
Các nhà nghiên cứu tại Đại học British Columbia đã xác định được một loại gen có tên là Anaplastic Lymphoma Kinase (ALK) mà họ cho rằng có vai trò trong việc chống lại sự tăng cân. Tiến sĩ Josef Penninger và nhóm của ông đã báo cáo việc phát hiện ra đột biến gen ALK ở một nhóm người gầy trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell.
Gen được biết là thường xuyên đột biến trong một số loại ung thư, thúc đẩy sự phát triển của các khối u. Michael Orthofer, tác giả chính của nghiên cứu và là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Viện Sinh học Phân tử ở Vienna, cho biết: “ALK hoạt động trong não, nơi nó điều chỉnh sự trao đổi chất bằng cách tích hợp và kiểm soát năng lượng tiêu thụ.”
Enzyme tiêu hóa: Cách nó điều chỉnh chất béo trong cơ thể
MGAT2 (monoacylglycerol acyltransferase-2) là một loại men tiêu hóa giúp điều chỉnh chất béo trong cơ thể. Vì vậy, nếu không có enzyme và cơ thể sẽ không thể sử dụng chất béo, giúp họ gầy. Các nhà khoa học tại Đại học California ở San Francisco phát hiện ra rằng những con chuột không có gen MGAT2 có thể ăn bất cứ thứ gì chúng muốn mà không bị béo. Kết quả cho thấy enzyme này có vai trò quan trọng trong chuyển hóa lipid ở ruột non và kiềm chế MGAT2 có thể giúp điều trị các rối loạn chuyển hóa liên quan đến béo phì.
Hoạt động thể chất: Tại sao nó lại quan trọng?
Một lối sống năng động tạo ra sự khác biệt rất lớn. Bạn không cần phải tập gym thường xuyên, chỉ cần di chuyển nhiều là đủ. Một số người có khuynh hướng di chuyển nhiều hơn và vận động nhiều hơn có thể đốt cháy nhiều calo mặc dù đó không phải là những bài tập luyện. Ngay cả các bài tập không thông thường cũng dẫn đến đốt cháy calo trong thời gian dài.
Bạn không cần phải tập gym thường xuyên, chỉ cần di chuyển nhiều cũng có thể đốt cháy calo trong thời gian dài. Ảnh: Pixabay
Lựa chọn thực phẩm: Nó ảnh hưởng như thế nào đến trọng lượng cơ thể?
Tăng cân về bản chất có liên quan đến số lượng và chất lượng thực phẩm tiêu thụ. Nếu mọi người ăn một lượng lớn thực phẩm ít dinh dưỡng và ít calo, họ sẽ không tăng cân. Thực phẩm chứa hàm lượng đường cao và thực phẩm chế biến nhiều sẽ có lượng calo đáng báo động làm tăng cân nặng của một người. Vì vậy, lượng thức ăn bổ dưỡng phù hợp là chìa khóa.
Giấc ngủ
Hormone cortisol đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cảm giác đói. Vì vậy, ngủ đủ giấc rất quan trọng, việc thiếu ngủ dẫn đến kích thích cortisol dẫn đến tăng cân, theo Gulf News.