vĐồng tin tức tài chính 365

Lãi suất cho vay vẫn cao

2020-12-16 07:55

Thống kê của Fiin Group (công ty chuyên về phân tích dữ liệu tài chính, xếp hạng tín nhiệm) từ 21 ngân hàng (NH) thương mại cho thấy lãi suất cho vay thời gian qua chưa giảm tương xứng với lãi suất tiền gửi. Thậm chí, biên lãi ròng NIM (chênh lệch giữa thu nhập và chi phí) của 21 NH niêm yết lại tăng trong quý III/2020.

Chênh lệch lãi suất cao nhất 2 năm

NIM trong quý III của 21 NH đang ở mức cao nhất tính theo quý, cũng là mức tăng lớn nhất kể từ quý I/2018 - giai đoạn tăng trưởng mạnh của ngành NH. Theo phân tích của Fiin Group, để có được mức NIM cao này là do các NH vẫn duy trì mức lãi suất cho vay bình quân ở mức cao. Cụ thể, lãi suất cho vay trung bình của 20 NH thương mại (trừ Bản Việt) tăng lên 9,2%/năm, từ mức 9%/năm trong quý III, trái ngược với đà đi xuống của lãi suất huy động. Điều này giúp thu nhập lãi và các khoản tương tự của các NH tăng 4,5% so với quý trước, trong khi chi phí lãi và những khoản tương tự lại giảm 2,6%.

Lãi suất cho vay vẫn cao - Ảnh 1.

Cá nhân, doanh nghiệp vay ngân hàng đang chịu mức lãi suất khá cao trong khi lãi suất huy động ngày càng thấp . Ảnh: TẤN THẠNH

Chị B.Ng, phó giám đốc một công ty xây dựng nhỏ tại TP HCM, cho biết đang có dư nợ khoảng 4 tỉ đồng tại một NH thương mại với lãi suất 9%/năm. Mức lãi suất này được NH áp dụng từ đầu năm đến nay và chưa từng được điều chỉnh giảm. "Tôi có liên hệ hỏi về việc giảm lãi vay do ảnh hưởng dịch Covid-19 nhưng NH nói chỉ áp dụng lãi suất ưu đãi với các khoản vay mới" - chị B.Ng nói.

Anh Q.Huy, giám đốc một công ty du lịch ở TP HCM, kể vài tháng trước, anh có khoản vay tại một NH cổ phần với mức lãi suất 11,2%/năm. Sau các đợt dịch, doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng nặng nề nhưng chỉ được giảm lãi suất các khoản vay cũ khoảng 0,5-1 điểm %. "Thấy lãi vay còn cao, tôi vừa quyết định tất toán khoản vay ở NH cũ, chuyển sang vay vốn lưu động ưu đãi trong 1 năm đầu tại NH mới với lãi suất khoảng 8,2%/năm. Đổi lại, toàn bộ dòng tiền từ kinh doanh cũng phải chuyển sang NH mới, mở tài khoản khách hàng DN và... mua bảo hiểm nhân thọ" - anh Q.Huy kể.

Nhiều khách hàng cá nhân cũng đau đầu với áp lực trả lãi vay NH và đang nóng ruột chờ lãi suất cho vay giảm. Chị V.Anh, chủ một trường mầm non ở TP HCM, cho biết để có nguồn lực trang trải chi phí hoạt động cho trường những tháng cuối năm, lương thưởng Tết của giáo viên, nhân viên trong trường, chị vừa vay của một NH thương mại nhà nước với mức lãi suất 10,5%/năm. "Tôi vay với tư cách cá nhân, thế chấp bằng sổ tiết kiệm để có dòng tiền duy trì hoạt động của trường nhưng lãi suất vay còn cao quá trong khi lãi suất tiền gửi chỉ khoảng 5%-6%/năm. Tôi rất muốn lãi vay giảm thêm để bớt áp lực tài chính" - chị V.Anh chia sẻ.

Không chỉ lãi suất cao, việc tiếp cận vốn với một số ngành nghề cũng không dễ. Để có vốn duy trì hoạt động kinh doanh, lãnh đạo một DN cho biết đã phải chuyển sang vay cá nhân, dùng tài sản của gia đình để thế chấp vay vốn vì công ty không có tài sản bảo đảm.

Vì sao lãi vay khó giảm?

Theo ghi nhận của phóng viên, thời gian qua, NH nào cũng tung các gói tín dụng ưu đãi nhưng thường lãi suất thấp trong giai đoạn đầu 3-6-9 hoặc 12 tháng, sau đó điều chỉnh theo thị trường. Mức lãi suất cho vay sau thời gian ưu đãi được tính bằng lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng cộng biên độ 3,5%-4%/năm và hầu hết đều không thấp hơn 10%/năm.

Lãnh đạo một NH thương mại lý giải sở dĩ lãi suất đầu vào giảm liên tục trong thời gian qua nhưng lãi suất cho vay chưa giảm tương xứng, một phần bởi nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng trong tương lai. Báo cáo của Fiin Group cũng đề cập lý do này. Cụ thể, trong quý III, tổng thu nhập hoạt động của 21 NH được thống kê tăng 12,6% so với quý trước và tăng 10,8% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận sau thuế của các NH này lại giảm nhẹ 1% so với quý trước do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh 29,5%. "Điều này phản ánh các NH đã mạnh tay hơn trong trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Có điều, do tác động của Thông tư 01 về cơ cấu lại nợ, dự phòng rủi ro vẫn chưa phản ánh đầy đủ tác động của đại dịch Covid-19 lên lợi nhuận, do các NH đang được giữ nguyên nhóm nợ với những khoản vay bị ảnh hưởng dịch bệnh và chỉ phải trích lập tương ứng" - nhóm phân tích của Fiin Group chỉ rõ.

Lãnh đạo NH trên giải thích thêm trong trường hợp Thông tư 01 hết hiệu lực và các NH phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ cho những khoản nợ đang được cơ cấu lại, rủi ro nợ xấu sẽ tăng lên. Lúc này, các NH sẽ không để lãi suất cho vay giảm quá sâu nhằm duy trì lợi nhuận và có nguồn lực tăng trích lập dự phòng.

Chuyên gia kinh tế, TS Đinh Thế Hiển cũng nhận định trong bối cảnh đại dịch, hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN gặp khó khăn, DN phải chứng minh phương án kinh doanh hiệu quả nếu muốn được giải ngân vốn mới hoặc tiếp tục cho vay. Có thể NH không mạnh tay giảm lãi suất cho vay nhằm đề phòng rủi ro nợ xấu gia tăng trong tương lai.

Một lý do khác khiến lãi vay không giảm mạnh như đà đi xuống của lãi suất tiền gửi, theo chuyên gia tài chính, TS Huỳnh Trung Minh, là một số NH hiện đã hết hạn mức (room) tín dụng. Khi thanh khoản dồi dào, dòng tiền dư thừa mà lại không thể đẩy mạnh vốn dịp cuối năm, các NH buộc phải lựa chọn khách hàng. Điều này càng khiến lãi suất cho vay cũng sẽ khó giảm thêm. 

Vietcombank giảm lãi suất cho vay thêm 1%

Cuối ngày 15-12, NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) thông báo giảm 1%/năm với lãi suất cho vay bằng VNĐ đối với toàn bộ dư nợ vay hiện hữu và cho vay mới của khách hàng DN trong thời gian 3 tháng từ ngày 15-12-2020 đến hết 15-3-2021. Mục đích là để chia sẻ khó khăn với DN. Đối tượng giảm lãi suất không bao gồm các khoản vay đang được áp dụng chính sách ưu đãi lãi suất của Vietcombank.

Thống kê từ đầu năm tới nay, ngoài 2 đợt giảm lãi suất cho vay của tháng 11 và tháng 12 thì Vietcombank còn có 3 đợt giảm lãi suất khác để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Xem thêm: mth.19262631251210202-oac-nav-yav-ohc-taus-ial/et-hnik/nv.moc.dln

Comments:0 | Tags: vay

“Lãi suất cho vay vẫn cao”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools