vĐồng tin tức tài chính 365

"Sức khỏe" FECON: Chìm trong dòng tiền âm, "khát” vốn và rủi ro pha loãng

2020-12-16 12:07

Việc dòng tiền kinh doanh âm triền miên từ 2014 đến nay khiến tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Fecon (HOSE:FCN) trở nên "khát vốn".

Như Lao Động đã đề cập, từ năm 2014 đến hết quý II/2020, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Fecon chưa khi nào thoát âm.

Rủi ro pha loãng

Dòng tiền kinh doanh âm, trong khi tham vọng mở rộng đầu tư chưa có dấu hiệu ngừng lại. Các hoạt động của Fecon đều phải trông chờ vào dòng tiền từ hoạt động tài chính, mà chủ yếu là các khoản vay nợ, phát hành trái phiếu chuyển đổi, gọi thêm vốn từ cổ đông hiện hữu.

Việc phát hành trái phiếu chuyển đổi và tăng vốn dẫn đến rủi ro pha loãng giá cổ phiếu đối với nhà đầu tư.

Nhận định về cổ phiếu FCN, Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam “lo ngại về việc tăng vốn điều lệ liên tục trong giai đoạn 2016-2019, ở tốc độ cao hơn so với doanh thu và lợi nhuận, gây pha loãng giá cổ phiếu liên tục trong các năm vừa qua”.

Doanh nghiệp này không làm ra đủ lợi nhuận để bắt kịp với guồng quay pha loãng cổ phần. Sự cạnh tranh khốc liệt khiến biên lợi nhuận thu hẹp tại mảng chủ lực thi công nền móng. Lãi cơ bản trên từng cổ phần (EPS) của FCN rơi từ mức 7.474 đồng/cổ phiếu trong năm 2011 xuống chỉ còn 1.863 đồng/cổ phiếu năm 2019.

Trong khi đó, 9 tháng đầu năm 2020, EPS của FCN chỉ còn 591 đồng/cổ phiếu, giảm 61% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng trong 9 tháng đầu năm, FCN ghi nhận doanh thu 2.019 tỉ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 43% so với cùng kỳ, chỉ đạt 83 tỉ đồng.

Lợi nhuận sau thuế và EPS 9 tháng đầu năm giảm do trong cùng kỳ năm ngoái, FCN ghi nhận khoản lợi nhuận tài chính xấp xỉ 100 tỉ đồng từ việc bán 60% cổ phần tại Công ty Cổ phần Vĩnh Hảo 6 cho Acwa Power (Saudi Arabia) và 36% cổ phần tại Công ty Cổ phần Công trình ngầm Fecon cho Raito Kogyo (Nhật Bản).

Tại ngày 30.9.2020, nợ phải trả của FCN ở mức 3.819 tỉ đồng, tăng 628 tỉ đồng so với đầu kỳ. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính xấp xỉ 1.456 tỉ đồng. Đặc biệt, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng mạnh từ gần 754 tỉ đồng lên 1.132 tỉ đồng.

Chật vật tìm đối tác chiến lược

Nguồn vốn là nút thắt lớn nhất trong chiến lược đi song song thi công và đầu tư của Fecon.

Theo công ty Chứng khoán VPS, trong giai đoạn 2020-2021, vốn đầu tư ước tính của FCN là 871 tỉ đồng.

Các phương án huy động vốn được đưa ra bao gồm: 480 tỉ từ đối tác chiến lược; 300-400 tỉ đồng được huy động từ trái phiếu.

Ngoài ra, FCN dự kiến thoái vốn tại một số dự án đang triển khai như Vĩnh Hảo 6 hoặc tăng vốn công ty con.

Việc phát hành cho cổ đông chiến lược đã được cổ đông thông qua từ Đại hội đồng Cổ đông bất thường tháng 8/2017. Tuy nhiên, đến nay, FCN vẫn chưa tìm được đối tác chiến lược.

Tháng 6.2019, Fecon đón một cổ đông lớn là hãng xây dựng Raito Kogyo của Nhật Bản. Tuy nhiên, Raito Kogyo không hề trực tiếp rót tiền vào Fecon mà mua cổ phiếu FCN trên thị trường tự do và nhận chuyển nhượng các trái phiếu chuyển đổi mà trước đây Fecon phát hành cho Ngân hàng Phát triển Nhật Bản (DBJ).

Tường thuật Đại hội cổ đông thường niên 2020 tổ chức hồi tháng 6.2020 của Fecon, tờ NDH cho biết cổ đông Phan Khắc Long, Chủ tịch Tập đoàn Phan Vũ bày tỏ lo lắng về việc pha loãng cổ phiếu.

Đầu tháng 9 vừa qua, FCN hủy vòng đàm phán phát hành riêng lẻ cho đối tác Trung Quốc China Harbour Engineering Company Ltd (CEHC), qua đó giải tỏa được nỗi lo pha loãng cho cổ đông. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa kế hoạch phát triển của Fecon tiếp tục trắc trở vì kẹt vốn.

Xem thêm: odl.245268-gnaol-ahp-or-iur-av-nov-tahk-ma-neit-gnod-gnort-mihc-nocef-eohk-cus/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“"Sức khỏe" FECON: Chìm trong dòng tiền âm, "khát” vốn và rủi ro pha loãng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools