vĐồng tin tức tài chính 365

Nhà ở an toàn cho người dân vùng bão lũ: Không thể tạm bợ

2020-12-16 14:29

Cần xây dựng mô hình nhà ở an toàn phòng chống thiên tai cho người dân vùng bão lũ theo tiêu chí: Chắc chắn, hợp lý, không lãng phí.

Thiên tai cực đoan, dị thường gây thiệt hại nặng nề

Sáng 16.12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tổ chức cuộc họp, tham mưu tìm mô hình nhà ở an toàn phòng chống thiên tai nhằm đảm bảo an toàn cho người dân vùng bão lũ.

Theo Tổng cục Phòng chống thiên tai (PCTT) – Bộ NNPTNT, năm 2020, thiên tai diễn biến khốc liệt, dị thường trên cả nước. Từ đầu năm đến nay, đã xảy ra trên 458 trận thiên tai, trong đó: 13 cơn bão trên biển Đông; 263 trận dông, lốc; 101 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; 82 trận động đất; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại đồng bằng sông Cửu Long.

Thiên tai đã khiến 342 người bị tử nạn, mất tích; trên 3.200 nhà sập, 280.700 nhà hư hại, tốc mái, 414.400 nhà bị ngập, 171.300 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại, 49.600 con gia súc, trên 3,3 triệu con gia cầm bị chết, cuốn trôi, 550km đê kè, kênh mương bị sạt lở, hư hỏng; 115km bờ biển, sông bị sạt lở; 881km đường giao thông bị sạt lở hư hỏng...

Ước tính thiệt hại về kinh tế hơn 33.500 tỉ đồng.

Các chuyên gia xem clip mẫu để tìm mô hình nhà an toàn cho người dân vùng bão lũ. Ảnh: Vũ Long
Các chuyên gia xem clip mẫu để tìm mô hình nhà an toàn cho người dân vùng bão lũ. Ảnh: Vũ Long

Xây dựng mô hình nhà an toàn trong bão lũ

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, hiện nay đã có 3.450 nhà thuộc dự án của Quỹ GRCF (Green Recovery Challenge Fund) thông qua Bộ Xây dựng triển khai tại 5 tỉnh miền Trung, được thiết kế phù hợp với từng địa phương. Ngoài ra, nhiều dự án từ các tổ chức xã hội cũng đã quan tâm đến mô hình nhà an toàn cho bà con vùng bão lũ.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cũng cảnh báo xung quanh nhà ở an toàn cho người dân vùng lũ còn nhiều câu chuyện, bởi nhà an toàn cho bà con vùng lũ ở Việt Nam khác trên thế giới vì còn có cả yếu tố văn hóa, lịch sử, yếu tố bản địa dân tộc, yếu tố địa hình, thiên tai ở các vùng khác nhau.

"Sẽ không có một mẫu nhà nào hoàn hảo tuyệt đối, chúng ta sẽ lựa chọn những mẫu hình tốt nhất, phù hợp nhất" - Thứ trưởng Hiệp khẳng định.

Các chuyên gia chỉ ra rằng, không chỉ chống bão, lũ mà còn phải chống được tình trạng sụt, sạt, lún và phải làm thành cụm, bản thân cụm đó phải là một khu dân cư nên phải triển khai bài bản, không thể tạm bợ.

Theo bà Lã Thị Kim Ngân - Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc - Thành viên Hội đồng Kiến trúc Quy hoạch TP.Hà Nội, các nhà an toàn PCTT hiện nay chủ yếu là rời rạc, lẻ tẻ, mang tính đơn chiếc của các nhà chống bão, lũ.

“Tôi thấy rằng cách làm rất đơn lẻ, giờ cần phải tạo tính liên kết từ chủ trương, cách phối hợp và thứ hai là khi làm nhà ở cần phải có sự liên kết mang tính cộng đồng để thành một tổ hợp quần cư, có hạ tầng đảm bảo từ hệ thống thoát nước, thu gom rác thải…” – bà Ngân nói.

GS-TS Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Thông cho rằng, cần có chương trình quốc gia về xây dựng, có bước đi ban đầu từ quy hoạch, xây dựng, đánh giá các vùng nguy cơ, tìm giải pháp các loại hình công trình. Bởi các mẫu có giá thành giữa lý thuyết và thực tế rất xa.

Xem thêm: odl.128268-ob-mat-eht-gnohk-ul-oab-gnuv-nad-iougn-ohc-naot-na-o-ahn/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhà ở an toàn cho người dân vùng bão lũ: Không thể tạm bợ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools