vĐồng tin tức tài chính 365

Chủ tịch HĐQT May Sài Gòn 3: “Thách thức của ngành may nằm ở yếu tố con người”

2020-12-17 12:45

Chủ tịch HĐQT May Sài Gòn 3: “Thách thức của ngành may nằm ở yếu tố con người”

Quốc Hùng thực hiện

(TBKTSG) - LTS: Đầu năm 2021 tới đây, TBKTSG tròn 30 năm kể từ khi thành lập (4-1-1991 - 4-1-2021). Suốt gần 30 năm qua nhóm TBKTSG luôn kiên trì với tôn chỉ mục đích được xác lập từ ngày đầu thành lập, đó là Ủng hộ và đóng góp vào tiến trình đổi mới của đất nước; Ủng hộ vô điều kiện các doanh nghiệp làm ăn chân chính và góp phần xây dựng đội ngũ doanh nhân của thời kỳ đổi mới. Nhân dịp 30 năm nhìn lại, TBKTSG thực hiện loạt bài viết về một số trong những doanh nghiệp/doanh nhân đã đồng hành và là độc giả của TBKTSG từ những ngày đầu. (Xin mời độc giả xem từ số 43-2020, ngày 22-10-2020).

Đã định hình tên tuổi trong ngành dệt may từ quá trình hoạt động hơn ba thập niên qua, thời gian gần đây, Công ty cổ phần May Sài Gòn 3 có sự chuyển đổi trong sản xuất kinh doanh. TBKTSG đã có cuộc trò chuyện với ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch HĐQT công ty, về những nền tảng mà May Sài Gòn 3 đã xây dựng được, cũng như những thách thức của ngành dệt may nói chung trong tình hình hiện nay.

 

May Sài Gòn 3 tự hào về một truyền thống tốt của các cấp lãnh đạo trong công ty là quan tâm chia sẻ và thấu hiểu người lao động.

TBKTSG: Là người gắn bó với công ty từ những ngày đầu tiên, nhìn lại chặng đường đã qua, ông đánh giá thế nào về sự phát triển của công ty?

- Ông Phạm Xuân Hồng: May Sài Gòn 3 có hai giai đoạn phát triển rất rõ nét. Giai đoạn đầu là thời kỳ khẳng định tên tuổi trong ngành may, có được sự tin tưởng của khách hàng và tạo dựng văn hóa doanh nghiệp gắn kết, chia sẻ, đồng tâm phát triển.

Đến năm 2017 là năm đánh dấu giai đoạn phát triển mới của công ty từ việc thu hút thêm những cổ đông tham gia điều hành. Công ty có thêm thế mạnh về tài chính, thành lập các công ty con với quyết tâm mang lại nhiều lợi ích hơn cho người lao động cũng như cho cổ đông.

Tuy May Sài Gòn 3 không có những thời điểm phát triển quá nhanh nhưng ổn định và bền vững. Chúng tôi đặt sự chú trọng vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ, lấy mức hài lòng cao của khách hàng làm tiêu chí hoạt động.

Nếu nói về những đổi thay lớn, người lao động trong công ty sẽ nói đến việc công ty đưa vào hoạt động cụm nhà máy Sài Gòn 3 Jean tại Đồng Nai vào cuối năm 2018. Khi quyết định xây dựng nhà máy jean-wash và xác định đây là một mảng trọng tâm mới là chúng tôi đã bước khỏi “vùng an toàn” của mình. Đây cũng là dự án giúp Sài Gòn 3 khép kín chuỗi sản xuất - điều mà khách hàng lớn nào cũng cần.

 

Ông Phạm Xuân Hồng.

TBKTSG: Kết quả cụ thể nào cho những nỗ lực đó, thưa ông?

- Doanh thu năm 2019 đạt 2.300 tỉ đồng, cao nhất kể từ khi Sài Gòn 3 đi vào hoạt động, trong đó 60% đến từ sản xuất. Đây cũng là năm mà Sài Gòn 3 Jean được nhận chứng chỉ LEED cấp độ vàng của Mỹ về xây dựng xanh. Thu nhập của công nhân đứng trong tốp 3 toàn ngành may cả nước.

“Trong quá trình phát triển của ngành dệt may, báo chí nói chung và TBKTSG nói riêng đã hỗ trợ chúng tôi rất nhiều thông tin về thị trường; nêu và cổ vũ những gương làm ăn tốt, hiệu quả, có cách làm hay, an toàn với môi trường..., đặc biệt nhất là vai trò cầu nối đưa những kiến nghị, những ý kiến phản biện góp phần hiệu quả vào việc xây dựng các chính sách phát triển ngành dệt may. Trong thời đại hội nhập sâu rộng hiện nay, báo chí đã có nhiều bài phân tích tình hình giúp doanh nghiệp trong nước có sự chuẩn bị kỹ càng hơn. Chúng tôi luôn cần những bài phân tích chuyên sâu, đặc biệt trên TBKTSG, và tôi nghĩ May Sài Gòn 3 cũng như các doanh nghiệp dệt may khác luôn sẵn sàng hợp tác cung cấp thông tin cho báo chí”.

Ông PHẠM XUÂN HỒNG,
Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần May Sài Gòn 3.

TBKTSG: Có thể nói thành công của một doanh nghiệp được thể hiện bằng thu nhập, đời sống sung túc và sự gắn bó của người lao động. Ông có thể chia sẻ về câu chuyện này ở May Sài Gòn 3?

- Một truyền thống tốt của các cấp lãnh đạo trong công ty là quan tâm chia sẻ và thấu hiểu người lao động. Có những người quản lý biết về gia cảnh của hàng ngàn người lao động. Có những người lãnh đạo sẵn sàng xắn tay áo khuân vải cùng anh em công nhân khi đơn hàng vào giai đoạn nước rút. Sự gắn kết chính là thế mạnh của chúng tôi. Ngoài việc được xét nâng lương, duy trì mức thưởng cao vào dịp cuối năm, 100% cán bộ công nhân viên được mua bảo hiểm tai nạn 24/24 và chăm sóc sức khỏe. Điều kiện lao động được tập trung nâng cao thông qua việc cải tạo, xây mới nhà xưởng khang trang, sạch đẹp, đầu tư hệ thống phòng cháy chữa cháy hiện đại, cải thiện chất lượng bữa ăn công nhân, chú trọng an toàn vệ sinh ăn uống...

Nếu những thay đổi trong sản xuất kinh doanh của May Sài Gòn 3 có thể chứng minh bằng con số, thì sự thay đổi sâu sắc lại đến từ những cải tiến hàng ngày trong môi trường làm việc và trong đời sống công nhân. Xây dựng môi trường lao động tốt, phát triển bền vững và chăm lo tốt đời sống công nhân viên là những mục tiêu mà công ty không ngừng theo đuổi.

TBKTSG: Gần đây, người ta nói nhiều đến cách mạng công nghiệp 4.0. May Sài Gòn 3 hòa nhập xu thế này như thế nào?

- Khoảng năm năm trở lại đây, công nghiệp may mặc có những bước phát triển nhanh khi mặt bằng chung về máy móc, công nghệ được nâng cao. May Sài Gòn 3 may mắn có sự chuẩn bị sớm về đầu tư thiết bị sản xuất tự động, nâng cấp quản lý bằng các phần mềm và bước đầu đạt hiệu quả tốt nếu không muốn nói năng lực tự động hóa đã vượt qua một số nước trong khu vực khi giúp giảm đáng kể nguồn nhân lực ở nhiều công đoạn: trải, cắt vải, may đóng túi, đai lưng...

Nhưng theo tôi, nếu công nghệ 4.0 mà con người 0.4 thì cũng rất mệt! Nếu tự động hóa có thể đem lại những thay đổi to lớn về năng suất ở một số ngành thì với ngành may cho đến thời điểm này, thách thức vẫn đang nằm ở yếu tố con người. Từ khoảng bốn năm nay, chúng tôi đã tập trung việc đào tạo đội ngũ nhằm bắt kịp sự đầu tư về máy móc. Hy vọng với sự đồng lòng của tập thể, sự đầu tư thiết bị tốt, hệ thống quản lý được cải thiện và có sự hợp tác tốt với khách hàng, chúng tôi sẽ gặt hái những thành công tiếp theo.

TBKTSG: Các hiệp định thương mại (FTA) thế hệ mới được cho là sẽ giúp doanh nghiệp ngành may mở rộng thị trường xuất khẩu. Với cương vị là Chủ tịch Hội Dệt may - Thêu đan TPHCM, ông nhận định thế nào về khả năng tận dụng cơ hội này của doanh nghiệp trong nước?

- Khó tính toán chính xác, nhưng tôi cho rằng tỷ lệ tận dụng lợi thế từ các FTA chỉ đạt mức 20-25%, và May Sài Gòn 3 cũng không nhiều hơn.

Nghĩa là hàng hóa may mặc Việt Nam vẫn đang xuất khẩu với thuế suất cao do không đủ điều kiện để được hưởng thuế suất giảm theo các FTA. Việc tăng kim ngạch xuất khẩu dệt may thời gian qua chỉ tập trung chủ yếu ở khu vực FDI chứ doanh nghiệp nội địa chưa nhiều. Nguyên nhân do các nút thắt về nguyên liệu sản xuất chưa được giải quyết. Để hưởng các lợi thế FTA, điều tiên quyết là phát triển về nguyên phụ liệu.

TBKTSG: Định hướng sắp tới của May Sài Gòn 3 như thế nào, thưa ông?

- Chúng tôi tiếp tục tập trung cho mũi nhọn sản xuất. Do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên mục tiêu tăng trưởng năm 2020 không đạt được, trước mắt, chúng tôi đặt kế hoạch năm 2021 phải tăng ít nhất 20% so với năm 2019 để bù đắp phần chưa đạt được của năm nay. Cơ sở của mục tiêu này là hiện Saigon 3 Jean chỉ mới được khai thác một phần công suất trong khi nhu cầu wash của doanh nghiệp may mặc trong nước là rất lớn.

Ngoài ra, chúng tôi cũng quan tâm việc mở rộng thị trường để tận dụng ưu đãi từ các FTA mà Việt Nam đã ký kết, nhất là khi hiệp định thương mại tự do với EU đã có hiệu lực vào tháng 8 vừa qua, bên cạnh mở rộng hơn thị trường ở Mỹ.

Xem thêm: lmth.iougn-noc-ot-uey-o-man-yam-hnagn-auc-cuht-hcaht-3-nog-ias-yam-tqdh-hcit-uhc/977113/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chủ tịch HĐQT May Sài Gòn 3: “Thách thức của ngành may nằm ở yếu tố con người””0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools