Thời gian tới, với định hướng chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là 4 tuyến đường cao tốc trọng điểm, kinh tế ĐBSCL hứa hẹn sẽ có bước khởi sắc vượt bậc, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Những tuyến cao tốc hứa hẹn thay đổi diện mạo vùng đất chín rồng
Cao tốc Bến Lức - Long Thành dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2023
ĐBSCL hiện có khoảng 20 triệu dân sinh sống, là vùng cung cấp lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, khu vực hiện chỉ có 40km cao tốc TP HCM - Trung Lương (qua Tiền Giang, Long An).
Có thể nói, hệ thống hạ tầng giao thông chưa được đầu tư xứng tầm chính là một trong những hạn chế khiến việc giao thương giữa ĐBSCL với các khu vực khác trong cả nước còn gặp nhiều trở ngại.
Tuy nhiên, mới đây với chính sách chủ trương tập trung phát triển kinh tế ĐBSCL, các công trình giao thông trọng điểm đang dần được "hồi sinh", hứa hẹn sẽ thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển trong thời gian tới.
Theo đó, sau một thời gian gặp khó khăn về nguồn vốn, tuyến đường cao tốc Bến Lức - Long Thành với tổng chiều dài 58km đã được khởi công tiếp tục xây dựng và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2023.
Với việc giao thông kết nối đồng bộ giữa Đồng Nai - Tp.HCM - Long An thông qua cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ kéo theo giao thương phát triển, đưa kinh tế địa phương bước sang trang mới.
Thêm vào đó, cũng trong chủ trương mới của chính phủ, các dự án như: Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dự kiến sẽ thông tuyến vào cuối năm 2020.
Tuyến Mỹ Thuận - Cần Thơ dài gần 23 km với vốn đầu tư hơn 4.800 tỷ đồng, được khởi công vào tháng 11, sau khi hoàn thành dự án sẽ kết nối với cầu Mỹ Thuận 2 và cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vào năm 2023, tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau được Thủ tướng giao Bộ GTVT nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch trước năm 2030.
Đây là những công trình giao thông trọng điểm, góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông trong khu vực, kết nối các trung tâm kinh tế, khu đô thị mới và đầu mối giao thông trên địa bàn các tỉnh, thành, đóng vai trò cực kì quan trọng trong sự phát triển của kinh tế vùng ĐBSCL trong tương lai.
Đầu tư hạ tầng đồng bộ, ĐBSCL trở thành miền đất hứa cho nhà đầu tư
Với lợi thế về quỹ đất, giá cả và hệ thống hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện, khu vực ĐBSCL được đánh giá là "miếng mồi" ngon dành cho nhà đầu tư bất động sản.
Đặc biệt, Long An với lợi thế là nơi cửa ngõ, giao thoa giữa ĐBSCL với Tp.HCM được xem là địa phương vệ tinh đón đầu xu thế giãn dân nhằm giảm áp lực cho TPHCM có nhiều tiềm năng, thu hút sự quan tâm và đầu tư của các doanh nghiệp trong, ngoài nước.
Dự án The Sol City - một trong những dự án bất động sản đáng mong chờ nhất cuối 2020 đầu 2021
Trong đó, Khu Tây của TPHCM với việc giáp ranh gần 100 km chiều dài Long An được giới chuyên gia đánh giá là điểm nóng bất động sản trong suốt thời gian qua. Thêm vào đó, chính sách quy hoạch và giãn dân của thành phố, bất động sản khu Tây thời gian gần đây lần lượt chào đón hàng loạt những dự án bất động sản lớn đến từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong số đó, không thể không nhắc đến siêu dự án The Sol City - một trong những cú hích của khu Tây cuối quý 4/2020.
Được quy hoạch với quy mô hơn 103 ha, tọa lạc ngay trên con đường thương mại triệu USD – kết nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ - TP.HCM - Đông Nam Bộ. Dự án The Sol City nằm liền kề Chợ Hưng Long, Bình Chánh, KĐT Phú Mỹ Hưng, chỉ mất 10 phút di chuyển đến chợ Bình Điền, 22 phút đến Chợ Lớn, 28 phút đến chợ Bến Thành,…
Theo nhà hợp tác đầu tư và phát triển dự án Thắng Lợi Group, dự án được tích hợp với 39 tiện ích nội, ngoại khu nhằm mang đến những giá trị sống đẳng cấp dành cho những cư dân sống và an cư tại đây như: Hệ thống trường quốc tế, bệnh viện quốc tế, sân golf, vườn zen trị liệu, khu thể thao đa năng…hứa hẹn trở thành khu đô thị kiểu mẫu bậc nhất khu Tây.
Được kiến tạo dựa trên giá trị trở về cội nguồn, nâng cao giá trị sống, đồng thời nâng cao vị thế của bất động sản khu Tây trên thị trường bất động sản, The Sol City hứa hẹn trở thành dự án "đại đô thị" vệ tinh kiểu mẫu, góp phần đẩy nhanh chính sách giãn dân của thành phố về vùng ven.
Xem thêm: mth.65314637181210202-ob-gnod-hcaoh-yuq-gnat-ah-ohn-iogn-nel-nev-gnuv-nas-gnod-tab/nv.ertiout