vĐồng tin tức tài chính 365

Xử vụ cao tốc TPHCM-Trung Lương: Nhiều bị cáo nói làm theo chỉ đạo cấp trên

2020-12-19 14:41

Luật sư bào chữa của bị cáo Đinh Ngọc Hệ cho rằng hành vi dùng ứng dụng công nghệ can thiệp chỉnh sửa doanh thu thu phí cao tốc TPHCM - Trung Lương của bị cáo Hệ là để trốn thuế chứ không phải “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”?!

Ngày 19.12, phiên tòa xét xử vụ án tiêu cực tại cao tốc TPHCM – Trung Lương liên quan đến ông Đinh La Thăng, Nguyễn Hồng Trường (nguyên lãnh đạo Bộ GTVT) bước sang ngày làm việc thứ 6. Buổi sáng, phiên tòa tiếp tục với phần bào chữa cho các bị cáo liên quan đến hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của bị cáo Đinh Ngọc Hệ.

Nhiều bị cáo cho rằng làm theo sự chỉ đạo của cấp trên

Theo cáo trạng, bị cáo Hoàng Tô Hạnh Vân, nguyên Phó giám đốc Công ty Xuân Phi – Người được xác định là đã trực tiếp tham gia viết phần mềm can thiệp thu phí giúp Đinh Ngọc Hệ chiếm đoạt hơn 725 tỉ đồng.

Bào chữa cho bị cáo Hạnh Vân, luật sư Lê Thị Bích Chi (Đoàn luật sư TPHCM) cho rằng, việc Viện KSND quy kết bị cáo Vân tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là chưa đúng với hành vi của bị cáo này.

“Bị cáo Vân thực hiện hành vi một cách bị động. Bị cáo không biết mục đích của phần mềm này làm gì? Bị cáo Vân là người làm công ăn lương, viết phần mềm từ sự chỉ đạo. Bị cáo Vân không được hưởng lợi từ việc viết phần mềm. Hình phạt từ 4 – 5 năm tù là không cần thiết. Cần xem xét lại hành vi của bị cáo để đưa ra đúng tội”- luật sư Chi trình bày.

Sáng 19.12, phiên tòa tiếp tục với phần bào chữa cho các bị cáo liên quan đến hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của bị cáo Đinh Ngọc Hệ.
Sáng 19.12, phiên tòa tiếp tục với phần bào chữa cho các bị cáo liên quan đến hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của bị cáo Đinh Ngọc Hệ.

Luật sư Trần Thị Kiều Hạnh (Đoàn Luật sư TPHCM), bào chữa cho bị cáo Tạ Đức Minh (nguyên thủ quỹ Công ty Yên Khánh) cũng cho rằng, bị cáo Minh không có thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị cáo Minh thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên với tư cách là người làm công ăn lương.

Luật sư Hà Thế Long (Đoàn Luật sư Hà Nội) bào chữa cho bị cáo Phạm Văn Diệt (nguyên Tổng giám đốc điều hành Công ty Đức Bình) cho rằng, bị cáo Diệt là người làm thuê và thực hiện một số hành vi theo chỉ đạo của bị cáo Hệ.

“Bị cáo Diệt có hành vi phạm tội nhưng không phải tham gia toàn bộ hành vi phạm tội với vai trò tích cực nhất mà chỉ là thứ yếu. Mức án đề nghị đến 11 năm tù đối với bị cáo Diệt là quá nghiêm khắc”- Luật sư Hà Thế Long nhận định.

Luật sư Nguyễn Thanh Long (Đoàn Luật sư TPHCM), bào chữa cho bị cáo Tô Phước Hùng (nguyên kế toán trưởng Công ty Yên Khánh) cũng cho rằng: “Bị cáo Hùng là người làm công ăn lương, không hưởng lợi, nhận chỉ đạo từ cấp trên, trong quan hệ lao động là giữa cấp dưới với cấp trên”.

Trình bày trước HĐXX, các bị cáo là cấp dưới của Đinh Ngọc Hệ đều cho rằng cáo trạng buộc tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là không đúng và mong HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ để đưa ra những mức án thấp nhất có thể để họ sớm về đoàn tụ cùng gia đình.

Hành vi của Đinh Ngọc Hệ là trốn thuế?

Bào chữa cho bị cáo Hệ, các luật sư cho rằng VKS quy kết tội các bị cáo “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” cho bị cáo này là chưa phù hợp, chưa đúng với bản chất vụ việc.

Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang (Đoàn Luật sư TPHCM) – bào chữa cho bị cáo Đinh Ngọc Hệ (nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, Bộ QP) không đồng ý với quan điểm truy tố của VKS cho rằng bị cáo Hệ phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ tại phiên tòa sáng 19.12.
Bị cáo Đinh Ngọc Hệ tại phiên tòa sáng 19.12.

Theo luật sư Huyền Trang, để cấu thành tội danh lừa đảo thì phải có hành vi gian dối nhằm làm cho chủ sở hữu tài sản lầm tưởng mà đưa tài sản của họ cho người gian dối.

“Như vậy, tài sản phải là tài sản hiện hữu, bên gian dối phải chiếm đoạt ngay tài sản mà bên bị gian dối trao. Cáo trạng cho rằng bị cáo Hệ chiếm đoạt hơn 725 tỷ đồng, nhưng không xác định rõ đây có phải là tài sản nhà nước hay không và được xác lập quyền sở hữu khi nào?”- Luật sư Trang trình bày.

Theo luật sư Trang, nếu xác định thiệt hại của vụ án là hơn 725 tỷ đồng do bị cáo Hệ gian dối can thiệp phần mềm từ thu phí thì rõ ràng hành vi gian dối này xảy ra sau khi đã có hợp đồng mua quyền thu phí.

Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang - Người tham gia bào chữa cho bị cáo Đinh Ngọc Hệ.
Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang - Người tham gia bào chữa cho bị cáo Đinh Ngọc Hệ.

“Số tiền này chỉ là doanh thu. Công ty Yên Khánh đã có hành vi can thiệp phần mềm để giảm doanh thu. Hành vi này là trái pháp luật, nhưng hậu quả thiệt hại này là nhân quả trong hành vi dùng công nghệ để trốn thuế tương ứng với tội trốn thuế chứ không phải tội lừa đảo”- luật sư Trang nêu quan điểm bào chữa.

Tại phiên tòa sáng 19.12, một số luật sư bào chữa cho các bị cáo cũng đề nghị HĐXX trả hồ sơ vụ án để điều tra lại.

Xem thêm: odl.626368-nert-pac-oad-ihc-oeht-mal-ion-oac-ib-ueihn-gnoul-gnurt-mchpt-cot-oac-uv-ux/taul-pahp/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xử vụ cao tốc TPHCM-Trung Lương: Nhiều bị cáo nói làm theo chỉ đạo cấp trên”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools