vĐồng tin tức tài chính 365

Đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng để phát triển nhanh và bền vững đất nước

2020-12-20 23:05

Kết quả đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2020

Tăng trưởng kinh tế dựa vào sử dụng hiệu quả các nguồn lực, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới sáng tạo một cách có chiều sâu. Sự chuyển hướng trong cách thức tăng trưởng này là một trong những mục tiêu được đặt ra tại Nghị quyết số 05 năm 2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Có thể hiểu đây là cách thức căn bản để đạt được tăng trưởng trong dài hạn. Nó cũng được coi là chìa khóa để thoát bẫy thu nhập trung bình. Thực tế cho thấy chỉ có cơ cấu lại nền kinh tế mới thúc đẩy phân bố và sử dụng nguồn lực xã hội theo cơ chế thị trường vào các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, từ đó hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý theo mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững.

Thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng đã góp phần huy động các nguồn lực tăng trưởng ngày càng hợp lý hơn. Cơ cấu đầu tư chuyển dịch theo đúng chủ trương "thu hút mạnh mẽ các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh".

Đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng để phát triển nhanh và bền vững đất nước - Ảnh 1.

Tốc độ tăng năng suất lao động tăng lên đáng kể, đóng góp vào tăng trưởng GDP. (Ảnh minh họa: Dân trí)

Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng nhanh từ mức gần 39% năm 2015, lên khoảng 47% sau 5 năm. Tốc độ tăng vốn và lao động giảm mạnh, tốc độ tăng hiệu quả sản xuất tăng mạnh từ 0,54%/năm giai đoạn 2006 - 2010, lên 2,06%/năm giai đoạn 2011 - 2018.

Hệ số ICOR, tức là tỷ số gia tăng giữa vốn và sản lượng làm ra của nền kinh tế, giảm từ 6,3 lần giai đoạn 2011 - 2015 xuống khoảng 6,1 lần giai đoạn 2016 - 2020.

Tốc độ tăng năng suất lao động tăng lên đáng kể, đóng góp vào tăng trưởng GDP tăng từ gần 34% giai đoạn 2011 - 2015, lên khoảng 45% giai đoạn 2016 - 2020. Tính chung 10 năm từ 2011 - 2020 đạt trên 39%, vượt mục tiêu chiến lược đề ra là 35%.

Đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng

Triển khai Nghị quyết Trung ương 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, tháng 2/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết 27 nhằm đưa ra chương trình hành động cụ thể. Nghị quyết xác định "đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng" là một trong những "nhiệm vụ cơ bản, trọng yếu, có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững đất nước". Quy mô nền kinh tế tiếp tục được mở rộng, đạt 300 tỷ USD vào năm 2020, gấp 1,5 lần so với cách đây 5 năm.

Thị trường trong nước ngày càng mở rộng theo đúng định hướng của Đại hội XII đề ra. Đó là tăng trưởng kinh tế không chỉ dựa vào xuất khẩu, mà còn dựa vào thị trường trong nước.

Xu hướng đổi mới sáng tạo cũng được lan tỏa, đưa tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu. Trong đó, nhiều mô hình tăng trưởng mới đã được các địa phương triển khai, các doanh nghiệp cũng không ngừng tăng hàm lượng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo thế tự chủ mới trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng để phát triển nhanh và bền vững đất nước - Ảnh 2.

Thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng đã góp phần huy động các nguồn lực tăng trưởng ngày càng hợp lý hơn. (Ảnh minh họa: Dân trí)

Xu hướng đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu không chỉ dừng ở các doanh nghiệp, mà còn tạo hướng phát triển mới cho nhiều địa phương. Hàng loạt các mô hình từ chuyển từ "Kinh tế nâu sang xanh ở Quảng Ninh" hay như trở thành trung tâm công nghệ cao ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, cũng như sản xuất nông nghiệp giá trị cao ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo nên những trung tâm kinh tế chiều sâu với sức bật mới.

"Cần phải phát triển những dự án lớn để mang lại sức lan tỏa, đặc biệt cần chú trọng đến hạ tầng số trong bối cảnh phát triển kinh tế số", ông Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, nhận định.

Nhìn từ góc độ thể chế, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế đã góp phần hình thành hệ thống pháp luật về kinh tế khá đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý cho các thành phần kinh tế hoạt động phù hợp hơn với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc phân bổ các nguồn lực hiệu quả hơn, đồng thời môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ.

Từ nghị quyết đến hành động quyết liệt của Chính phủ, cấp bộ ngành và địa phương đã khơi dậy tinh thần sáng tạo, đổi mới cho cộng đồng doanh nghiệp.

Đổi mới mô hình tăng trưởng đã dần thay đổi cấu trúc kinh tế, tăng dần sự phát triển của các ngành trên cơ sở công nghiệp chế biến, chế tạo, từ đó đưa tỷ trọng ngành này tăng lên, chiếm 20% trong GDP. Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam tăng mạnh, hiện đứng ở vị trí thứ 42/131 quốc gia. Tuy nhiên, vấn đề nhân lực, đặc biệt nhân lực chất lượng cao và hạ tầng phát triển vẫn sẽ là dư địa để tiếp tục phấn đấu. Điều này không chỉ mang ý nghĩa lâu dài, mà trước mắt giúp kinh tế Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, vươn lên nhóm dẫn đầu trong khu vực cũng như quốc tế.

HSBC: Việt Nam là nước ASEAN duy nhất tăng trưởng dươngHSBC: Việt Nam là nước ASEAN duy nhất tăng trưởng dương

VTV.vn - HSBC dự báo trong năm nay, kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 2,6%, từ đó tạo đà phát triển để đạt mức 8,1% trong năm 2021.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.98731208102210202-coun-tad-gnuv-neb-av-hnahn-neirt-tahp-ed-gnourt-gnat-hnih-om-em-hnam-iom-iod/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng để phát triển nhanh và bền vững đất nước”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools