Khi đòn roi đội lốt người yêu thương
Khi người cha đánh mẹ lần đầu, đứa con nép ở một góc nhà, dàn dụa nước mắt. Nhưng khi chuyện đó xảy ra thường xuyên hơn, đứa trẻ dần dần sẽ tìm đến những cách khiến nó quên đi thực tại. Nó đắm chìm trong âm nhạc, lảng tránh cảnh bi kịch trước mắt.
Nhưng điều đó không có nghĩa là đứa trẻ quên được hình ảnh bi kịch ấy. Tổn thương vô hình giày xéo tâm hồn đứa trẻ. Trong một phút nóng giận, cậu bé xô đẩy bạn với thái độ hằn học. Ánh mắt hung hăng ấy gợi nhớ đến bố đứa trẻ, như một "vòng lặp" nghiệt ngã của bạo lực gia đình.
Đó là thông điệp của phim ngắn Vòng lặp nhằm cảnh tỉnh những bậc cha mẹ đang gây ra bạo lực gia đình.
Hình ảnh cắt từ film ngắn "Vòng Lặp"
Cứ 3 phụ nữ, sẽ có 2 người từng ít nhất một lần bị bạo hành về thể xác lẫn tinh thần, tức chiếm 63% số phụ nữ ở Việt Nam. Đó là số liệu của Báo cáo Điều tra quốc gia về bạo hành đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019.
Theo báo cáo trên, có đến một nửa phụ nữ bị bạo hành chưa bao giờ kể với bất kỳ ai. 90,4% bị bạo hành thể xác, tình dục bởi chồng, bạn tình nhưng không tìm kiếm bất kỳ sự hỗ trợ nào từ các cơ quan chức năng.
Đáng buồn hơn nữa, có đến 61,4% trẻ em từ 5-12 tuổi từng phải chứng kiến nạn bạo hành diễn ra ngay trước mắt mình, trong chính ngôi nhà của mình. Các em có nguy cơ cao phải đối mặt với các vấn đề hành vi khi trưởng thành.
Những vết sẹo về mặt cảm xúc từ thuở ấu thơ có thể dẫn đến sang chấn tâm lý (PTSD) nghiêm trọng nếu không được hàn gắn.
Vòng lặp bạo hành nghiệt ngã
Chính trong báo cáo, đã có số liệu cho thấy bạo hành là hành vi có tiếp thu. Trên thực tế, nhiều người chồng vũ phu cũng từng là nạn nhân của bạo hành khi còn nhỏ hoặc chứng kiến mẹ hứng chịu những trận lôi đình từ chính cha mình.
Hình ảnh cắt từ film ngắn "Vòng Lặp"
"Hơn ai hết, một đứa trẻ được nuôi dạy trong môi trường gia đình lành mạnh là nền tảng để phát triển đời sống tinh thần một cách trọn vẹn nhất.
Có như vậy, xã hội sẽ bớt đi hình ảnh những em gái lớn lên dễ chấp nhận bạo hành như một phương thức hành xử bình thường, còn các em trai cho rằng 'bạo hành là phương thức giao tiếp hiệu quả'" - chị Lê Thị Phương Thúy - Trưởng phòng tư vấn và hỗ trợ phát triển Trung tâm Phụ nữ và phát triển - chia sẻ.
Hy vọng nào cho tất cả?
Trong những năm qua, các chính phủ và tổ chức đang cố gắng tạo nên những thay đổi tích cực. Hoạt động của Ngôi nhà yên bình hơn 13 năm qua là một trong những niềm hy vọng. Đây là nơi những nạn nhân có thể dần tháo gỡ những ràng buộc để trân trọng chính mình.
Xã hội cần nhiều hơn những hoạt động như vậy để nạn nhân bạo hành hiểu rằng họ chưa bao giờ đơn độc. Họ xứng đáng được yêu thương và che chở. ENAT vẫn đang từng ngày hiện thực hoá những thông điệp ấy: Luôn song hành cùng phụ nữ để chăm sóc bản thân và san sẻ những giá trị tốt đẹp.
Qua chiến dịch hợp tác cùng Trung tâm Phụ nữ và Phát triển trực thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, ENAT gửi gắm thông điệp khuyến khích người phụ nữ lên tiếng bảo vệ mình và con.
Chiến dịch khuyến khích họ học cách trân trọng bản thân và tìm kiếm mục đích sống. Bởi dù ở bất kỳ độ tuổi nào, chưa bao giờ là muộn để phụ nữ chọn lựa một cuộc đời tròn vàng.
Chiến dịch đã tạo được mối quan tâm trong cộng đồng khi thu hút gần 4 triệu lượt xem, 10.000 lượt chia sẻ, trong đó có hàng trăm câu chuyện thực được giãi bày.
Chiến dịch tiếp tục nhân rộng ảnh hưởng của mình và duy trì đường dây nóng 1900.969.680 cùng Trung tâm Phụ nữ và Phát triển để lắng nghe và hỗ trợ phụ nữ.
TTO - Tối 7-9, trên phố Tôn Đức Thắng, Hà Nội, lực lượng chức năng vây bắt Đặng Trung Kiên - đối tượng bạo hành con gái 6 tuổi ở Bắc Ninh. Tuy nhiên, sau đó đối tượng đã trốn thoát.
Xem thêm: mth.51153821102210202-me-ert-noh-mat-iaoh-yuh-hnid-aig-cul-oab-ihk-pal-gnov-nagn-mihp/nv.ertiout