Tính đến hết tháng 9/2020, theo EVN, điện sản xuất từ điện gió, điện mặt trời và điện sinh khối đã chiếm khoảng 4,4% tổng sản lượng điện sản xuất toàn quốc. So với cùng kỳ, con số này chỉ ở mức 1,54%.
Ngày 11/2/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55 về định hướng phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam, thể hiện nhiều điểm mới về chủ trương, chính sách trong đó xác định: ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch.
Đến thời điểm này, cả nước có gần 77.000 dự án đã lắp đặt điện mặt trời áp mái. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
"Một quan điểm mang tính quyết sách của Nghị quyết Bộ chính trị là tiếp tục xem xét, hình thành những trung tâm năng lượng tái tạo. Những trung tâm này phải dựa trên lợi thế nền tảng của khía cạnh công nghệ, vị trí địa lý tiềm năng của từng khu vực cụ thể cân đối trong nhu cầu năng lượng chung của quốc gia", Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhận định.
Nhiều năm trở lại đây, ngoài việc đóng góp vào sự hoàn thiện của Nghị quyết 55 cùng chính sách giá FIT cho điện tái tạo, Liên minh châu Âu (EU) còn có gói hỗ trợ 250 triệu Euro cho Việt Nam bao quát nhiều phương diện từ tài chính, hỗ trợ kỹ thuật đến đào tạo, một khoản tài trợ lớn nhất được cấp cho một quốc gia ngoài châu Âu để phát triển năng lượng bền vững.
"EU có nhiều kinh nghiệm về năng lượng tái tạo và chúng tôi tin rằng năng lượng xanh là chìa khóa cho tương lai. Theo tinh thần của Thỏa thuận Xanh châu Âu, chúng tôi muốn đồng hành cùng các quốc gia trên hành trình này vì biến đổi khí hậu hay ấm lên toàn cầu đang rất rõ ràng. Việt Nam đã làm rất tốt trong vài năm trở lại đây và tôi tin tỷ lệ năng lượng tái tạo sẽ còn tiếp tục gia tăng", ông Giorgio Aliberti, Đại sứ Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, cho biết.
Tính đến hết tháng 9/2020, điện sản xuất từ điện gió, điện mặt trời và điện sinh khối đã chiếm khoảng 4,4% tổng sản lượng điện sản xuất toàn quốc. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
"Dự án hỗ trợ kỹ thuật ngành năng lượng Việt Nam (EVEF) đang tìm kiếm những người "nhân rộng". Đó là những người chúng tôi có thể đào tạo và dùng chính những kiến thức đó để đào tạo cho nhiều người Việt Nam hơn nữa. Lực lượng này sẽ trở thành những chuyên gia giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành năng lượng tái tạo, ví dụ như sự bùng nổ điện mặt trời áp mái", ông Sven Ernedal, Giám đốc Dự án Hỗ trợ kỹ thuật ngành năng lượng Việt Nam - EU, cho hay.
Theo số liệu từ Nhóm đối tác năng lượng Việt Nam (VEPG), tổng số dự án và công suất lắp đặt loại hình năng lượng mặt trời áp mái trong năm nay đã tăng tới 5 lần so với năm 2019. Đến thời điểm này, cả nước có gần 77.000 dự án đã lắp đặt điện mặt trời áp mái, với tổng công suất trên 3.500 MWp.
VTV.vn - Huy động nguồn tài chính xanh là bài toán được đặt ra tại Hội thảo khởi động về Ngân hàng xanh và Tài chính xanh trong ngành năng lượng Việt Nam.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.35601035112210202-oat-iat-gnoul-gnan-neirt-tahp-ohc-cot-gnat-man-0202-man/et-hnik/nv.vtv