- Căn cước công dân gắn chíp điện tử - bước đột phá cải cách hành chính
- Cải cách hành chính, hướng về cơ sở, đảm bảo an sinh xã hội
- Mô hình “Chính quyền, công sở thân thiện” ở Bình Dương: “Đột phá” trong công tác cải cách hành chính
Ngày 21/12, tại Ninh Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 và định hướng cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030. Tại Hội nghị.
Tính đến tháng 12-2020, trong lĩnh vực NN&PTNT có tổng số 390 thủ tục hành chính, trong đó 255 thủ tục hành chính cấp bộ, 105 cấp tỉnh, 15 cấp huyện, 9 cấp xã, 6 cơ quan khác, được công khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ và website của các đơn vị theo đúng quy định.
So với thời điểm tháng 1-2016, Bộ đã cắt giảm 118 thủ tục hành chính, bao gồm 64 thủ tục hành chính cấp bộ, 32 cấp tỉnh, 23 cấp huyện, 5 cấp xã.
Bộ NN&PTNT đã cắt giảm 118 thủ tục hành chính, bao gồm 64 thủ tục hành chính cấp bộ, 32 cấp tỉnh, 23 cấp huyện, 5 cấp xã. |
Ngoài ra, Bộ NN&PTNT đã tổ chức rà soát 63 thủ tục hành chính liên quan tới kiểm tra chuyên ngành được quy định tại 27 văn bản, gồm 3 Luật, 6 Nghị định, 18 Thông tư. Bộ NN&PTNT cũng đã đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 32/63 thủ tục hành chính, đạt 50,7%. Việc cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh, danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành của Bộ đã đạt yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Bộ NN&PTNT cũng đã bãi bỏ, sửa đổi theo hướng đơn giản hóa gồm 251 điều kiện, trong đó bãi bỏ 115 điều kiện, sửa đổi 136 điều kiện; thực hiện rà soát, cắt giảm tối đa hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành; công khai đầy đủ Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành trên trang thông tin điện tử.
Bộ cũng đã đề xuất Chính phủ và thực hiện tập trung thống nhất một đầu mối đối với những nhóm hàng chịu sự kiểm tra của nhiều cơ quan với nhiều hình thức kiểm tra chuyên ngành khác nhau; thực hiện thay đổi phương thức quản lý Nhà nước chủ yếu từ tiền kiểm sang hậu kiểm gắn với áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân. Đồng thời, đơn giản hóa, điện tử hóa thủ tục, rút ngắn thời gian và giảm chi phí thực hiện giao dịch nông, lâm, thủy sản và vật tư nông nghiệp qua biên giới.
Từ tháng 11-2017 đến tháng 12-2020, Bộ NN&PTNT đã thực hiện sắp xếp, tinh giản 135 tổ chức thuộc và trực thuộc Bộ…
Đại diện Vụ Pháp chế, Bộ NN&PTNT thông tin, đến thời điểm hiện tại, Bộ NN&PTNT không nợ bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào, được đánh giá là một trong những Bộ làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính. Trong đó, văn bản quy phạm pháp luật của ngành nông nghiệp cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực, không có văn bản nào bị “lỗi” cần phải thu hồi hay sửa gấp.
Bộ NN&PTNT cũng đã đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 32/63 thủ tục hành chính, đạt 50,7%. |
Chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng NN&PTNT Hà Công Tuấn cho hay, trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các quy định thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp, bảo đảm thủ tục hành chính mới ban hành phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo sự kiểm soát, giám sát của nhân dân đối với các cơ quan hành chính. Thứ trưởng Hà Công Tuấn đánh giá, kết quả cải cách hành chính của Bộ NN&PTNT trong 10 năm qua được thể hiện khá toàn diện trên cả 6 nội dung, tạo sự chuyển biến nhất định trong quản lý, điều hành của Bộ, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Những kết quả nói trên được minh chứng bằng việc cải thiện rõ rệt Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ xếp hạng thứ 13 (năm 2016) lên vị trí thứ 7 (năm 2017), và giữ vị trí thứ 4 trong 2 năm liên tiếp được đánh giá gần đây (năm 2018 và 2019). Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho rằng, cải cách hành chính vẫn là việc cần làm thường xuyên lâu dài bởi công cuộc cải cách hành chính gắn liền với sự phát triển của nhà nước.
Thời gian tới, việc cải cách thủ tục hành chính phải dựa trên quan điểm là chuyển từ kiểm soát trước sang kiểm soát sau. Tức là người thực hiện hiện các thủ tục sẽ tự chủ, tự quản lý còn Nhà nước thì trên cơ sở đánh giá rủi ro sẽ có quy trình kiểm soát sau.
“Do đó đột phá tới đây cần làm là phải ứng dụng công nghệ thông tin vào Chính phủ điện tử để làm tốt hơn và mọi người có thể tiếp xúc, tham gia công khai, minh bạch với Chính phủ điện tử”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh.