Dự hội thảo có ông Nguyễn Thanh Bình - phó trưởng ban thường trực Ban Tổ chức trung ương, ông Nguyễn Quang Dương - phó trưởng Ban Tổ chức trung ương, ông Phạm Viết Thanh - bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu và đại diện lãnh đạo của 22 tỉnh, thành phía Nam.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh đánh giá cán bộ một cách toàn diện và thực chất là một việc khó, nhạy cảm, phức tạp nhưng là vấn đề rất hệ trọng. Vì đánh giá đúng, sử dụng đúng người, đúng việc thì hiệu quả công việc cao, ngược lại nếu đánh giá sai sẽ làm giảm hiệu quả công tác, giảm sút lòng tin của người dân đối với Đảng.
Ông Nguyễn Thanh Bình phát biểu chỉ đạo tại hội thảo - Ảnh: ĐÔNG HÀ
Ông Nguyễn Thanh Bình cũng nhìn nhận đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu qua nhiều nhiệm kỳ. Có những trường hợp cán bộ hạn chế về năng lực, phẩm chất, đạo đức, vi phạm khuyết điểm nhưng vẫn vượt qua các quy trình đánh giá để vào được cấp ủy hoặc được đề bạt, bổ nhiệm chức vụ cao hơn.
"Điều này cho thấy vẫn còn nhiều lỗ hổng, thiếu chặt chẽ, khoa học trong công tác đánh giá cán bộ, dẫn đến những quyết định sai trong công tác cán bộ, nảy sinh hiện tượng "đúng quy trình song không đúng người", ông Bình nhấn mạnh.
Phát biểu tại hội thảo, các đại biểu đã thẳng thắn nhìn nhận những thực tế thiếu sót trong công tác đánh giá cán bộ hiện nay. Đó là việc khảo sát, đánh giá cán bộ còn có hình thức, định tính nhiều, lượng hóa ít. Đó là người Việt Nam bị ảnh hưởng bởi tư tưởng Á Đông, nặng tình, nặng nghĩa, rồi liên quan đến quan hệ gia tộc, lợi ích nhóm...
Từ thực tế tại địa phương mình, các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp để khắc phục thực trạng đánh giá cán bộ hiện nay.
Ông Lê Văn Nưng - phó bí thư thường trực Tỉnh ủy An Giang - đề xuất khi đánh giá cán bộ, cần thăm dò thêm dư luận và những cán bộ nghỉ hưu có tâm huyết. Còn ông Hồ Thanh Sơn - phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai - đề xuất phải lượng hóa các tiêu chí đánh giá.
Ông Nguyễn Hồ Hải - phó bí thư, trưởng Ban tổ chức Thành ủy TP.HCM - đề xuất nhiều giải pháp như đánh giá cán bộ theo hiệu quả công việc và đạo đức công vụ và không chỉ xem xét trong một thời gian ngắn mà xem xét cả một quá trình, đánh giá theo định kỳ từng quý, 6 tháng...
Đáng chú ý, theo nhiều đại biểu, việc đánh giá cán bộ đảng viên tại nơi cư trú có vẻ hình thức, nể nang. PGS.TS Vũ Văn Phúc - phó chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng trung ương - đề xuất phải xây dựng "hệ giá trị" cần và đủ cho từng chức danh cụ thể.
Ông Phúc kiến nghị phải có cơ chế để những chủ thể đánh giá cán bộ phải đánh giá khách quan, trung thực, chính xác trên cơ sở lợi ích chung. Đồng thời phải có chế tài xử lý nghiêm những chủ thể đánh giá cán bộ sai.
"Có nhiều chủ thể đánh giá một cán bộ. Nhưng chủ thể nào là quan trọng nhất, có tính chất quyết định?", ông Phúc đặt câu hỏi. Ông Phúc cho rằng một số nơi đổ lỗi cho chuyện đánh giá cán bộ sai do "cơ chế’ là không khách quan, vì cùng cơ chế đó nhưng có nơi làm tốt, nơi không tốt.
TTO - Phát biểu tại buổi khai mạc kỳ họp thứ 12 HĐND tỉnh Bình Phước khóa IX, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao công tác cán bộ, đặc biệt là công tác cán bộ nữ, bình đẳng giới ở Bình Phước.
Xem thêm: mth.7075040122210202-ias-ob-nac-aig-hnad-eht-uhc-gnuhn-yl-ux-iat-ehc-oc-iahp/nv.ertiout