vĐồng tin tức tài chính 365

Bản thân “nhà máy thông minh” không làm tăng giá trị sản phẩm, vậy tại sao nhiều doanh nghiệp vẫn coi đó là đích đến của

2020-12-22 14:05

Nhiều doanh nghiệp sản xuất coi nhà máy thông minh là mục tiêu của quá trình chuyển đổi số bởi lợi ích về tự động hóa, giảm nhân công, thời gian sản xuất... Tuy nhiên, họ vẫn loay hoay trong việc đi tìm lời giải cho các bài toán như "Triển khai nhà máy thông minh bắt đầu từ đâu? Số hóa cái gì trước, cái gì sau? Công nghệ nào phù hợp với thực tế doanh nghiệp và ngành?". Tất cả những câu hỏi trên đều bắt nguồn từ việc tận dụng sức mạnh công nghệ để thu thập những dữ liệu sản xuất gì và như thế nào.

Không còn chỗ cho "suy đoán" dữ liệu 

Nếu như trước đây, trong các nhà máy truyền thống, người quản trị hầu như chỉ "suy đoán" thông tin về máy móc cũng như quá trình sản xuất dưới góc độ của những thiết bị thay thế. Hệ quả là, với lát cắt dữ liệu "mù mờ" và rời rạc đó, các quyết định của họ có thể khiến doanh nghiệp "chệch đường ray" trên hành trình phát triển. Những bất cập này khiến nhà máy truyền thống trở nên lỗi thời và hình thành nên thế hệ nhà máy thông minh có khả năng thu thập và quản lý tất cả thông tin liên quan đến 5M trong thời gian thực. (5M: viết tắt của 5 từ: Material – Nguyên liệu, Machine – Máy móc, Man – Nhân công, Method – Phương thức sản xuất, Measurement – Đo lường)

Tuy nhiên, không phải nhà máy thông minh nào cũng đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp bởi nếu đầu tư quá nhiều vào việc thu thập những dữ liệu không cần thiết, chúng ta có thể không thu hồi vốn đủ để trang trải chi phí đó.

Theo chuyên gia Inoue Hiroyuki, đại diện của QUNIE CORPORATION cho biết: "Nhà máy thông minh không làm tăng giá trị sản phẩm nhưng đó là bước đi cần thiết để doanh nghiệp phát triển trong tương lai. Doanh nghiệp sản xuất cần thu thập dữ liệu một cách có định hướng để góp phần kiểm soát QCD (Quality - Chất lượng, Cost – Chi phí, Delivery – Tiến độ giao hàng) trên toàn bộ chuỗi giá trị, giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần mở rộng phạm vi cơ hội gia nhập thị trường quốc tế. Để vươn tới mô hình nhà máy thông minh có định hướng như vậy, doanh nghiệp cần ứng dụng những giải pháp phù hợp ở cả ba tầng: Tầng quản trị kinh doanh, tầng công nghệ thông tin (IT) và tầng công nghệ vận hành (OT)".

Bản thân “nhà máy thông minh” không làm tăng giá trị sản phẩm, vậy tại sao nhiều doanh nghiệp vẫn coi đó là đích đến của quá trình chuyển đổi số? - Ảnh 1.

Ông Inoue Hiroyuki – Chuyên gia tới từ QUNIE CORPORATION

Nhà máy thông minh có định hướng – Trái tim của doanh nghiệp sản xuất

Đồng hành với các doanh nghiệp trên chặng đường chuyển đổi số, liên minh QUNIE – ITG – ADVANTECH đã cùng nghiên cứu và phát triển bộ giải pháp Nhà máy thông minh, bao quát từ chiến lược tổng thể đến triển khai tầng công nghệ thông tin và tầng tự động hóa trong nhà máy sản xuất. Sự kết hợp từ bộ ba đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thông minh này sẽ giúp định hướng lộ trình phát triển phù hợp theo đặc thù công ty và hình thành nền móng công nghệ vững chắc, đóng vai trò là trái tim hoạt động của doanh nghiệp sản xuất.

Bản thân “nhà máy thông minh” không làm tăng giá trị sản phẩm, vậy tại sao nhiều doanh nghiệp vẫn coi đó là đích đến của quá trình chuyển đổi số? - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Văn Hiệp – Giám đốc Giải pháp của ITG Technology

"Công nghệ là nhân tố khởi tạo và hình thành nên nhà máy thông minh. Các giải pháp số khi ứng dụng cần phải có khả năng kết nối với nhau một cách liền mạch, để quan trọng nhất là thu thập dữ liệu một cách chính xác, liên tục và có định hướng, phục vụ hoạt động vận hành - quản lý - kiểm soát hiệu quả từ nhập kho, sản xuất đến xuất kho giao hàng". Đây là tiền đề giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô và phát triển trong tương lai mà không ảnh hưởng đến cấu trúc nền tảng." – Ông Nguyễn Văn Hiệp – Giám đốc Giải pháp của ITG chia sẻ.

Khu vực trải nghiệm tại workshop "Nhà máy thông minh - Từ chiến lược đến thực thi"

Workshop chuyên đề "Nhà máy thông minh – Từ chiến lược đến thực thi" do liên minh ba đơn vị QUNIE - ITG - ADVANTECH đồng tổ chức đã được diễn ra vào sáng 17/12 với sự tham dự của hơn 100 khách mời là các lãnh đạo cấp cao, quản lý sản xuất – tự động hóa ở đa dạng lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Không giống như các hội thảo khác chủ yếu cấp thông tin phổ quát, workshop thật sự đã trở thành một buổi chia sẻ kiến thức chuyên sâu mang đậm tính chất thực tiễn về sản xuất thông minh và quản trị thông minh do các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn trực tiếp tư vấn và triển khai các giải pháp cho nhiều doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước. Khách mời tham dự sự kiện đã không khỏi ấn tượng bởi không gian trải nghiệm công nghệ, mô phỏng trực quan hóa hệ thống vận hành và quản lý sản xuất tự động. Đây là sự kiện mở màn cho chuỗi hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trên quy mô toàn quốc của ba đơn vị.

Ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp có thể đăng ký tham gia những workshop tiếp theo tại đây: https://workshop.itgvietnam.com/

Ánh Dương

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Xem thêm: nhc.75890430122210202-os-iod-neyuhc-hnirt-auq-auc-ned-hcid-al-od-ioc-nav-peihgn-hnaod-ueihn-oas-iat-yav-mahp-nas-irt-aig-gnat-mal-gnohk-hnim-gnoht-yam-ahn-naht-nab/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bản thân “nhà máy thông minh” không làm tăng giá trị sản phẩm, vậy tại sao nhiều doanh nghiệp vẫn coi đó là đích đến của”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools