vĐồng tin tức tài chính 365

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Khuyến khích HSSV xây dựng mạng lưới chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

2020-12-22 16:27

Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì.

Phát biểu tại sự kiện, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chia sẻ: "Những năm gần đây, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam đã có bước tiến rất dài, mặc dù quá trình hoàn thiện còn rất xa. Hiện Việt Nam đã có trên 60 quỹ đầu tư mạo hiểm. Trong các trường đại học, có hơn 70 không gian làm việc chung dành cho khởi nghiệp sáng tạo. Trên cả nước, hiện có hơn 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp thành công. Điều quan trọng nhất là rất nhiều bạn trẻ, học sinh, sinh viên đã được khơi dậy khát vọng cùng nhau khởi nghiệp, sáng tạo, đóng góp vào xây dựng và bảo vệ đất nước".

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, thế giới ngày nay giống như một cuộc chạy đua cạnh tranh khốc liệt. Tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ đều quyết tâm, không chỉ riêng Việt Nam. Bước sai một chút là không chỉ bị tụt lại mà có thể bị loại khỏi cuộc đua, đặc biệt là khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra. Dù phát triển nhanh nhưng trình độ phát triển chung của Việt Nam, trong đó có trình độ phát triển kinh tế vẫn còn thua kém nhiều nước.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Khuyến khích HSSV xây dựng mạng lưới chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cùng đại biểu thực hiện nghi thức khởi động ngày hội khởi nghiệp quốc gia. Ảnh: TTXVN

Theo Phó Thủ tướng, để đất nước phát triển nhanh, bền vững và đạt được mục tiêu đến năm 2035 có một xã hội thịnh vượng, có thu nhập ở mức trung bình cao, Việt Nam cần phải đẩy mạnh cải cách môi trường đầu tư kinh doanh và đổi mới giáo dục đào tạo, trong đó khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo. Khởi nghiệp sáng tạo cần hướng đến tận dụng các nền tảng công nghệ mới để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới, cách tiếp cận thị trường mới, từ đó tạo ra một thị trường mới thành công.

Phó Thủ tướng đánh giá cao việc nhiều trường đại học trên cả nước đã và đang thay đổi tư duy, chú trọng nhiều hơn vào công tác nghiên cứu, khơi dậy phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong học sinh, sinh viên. Bên cạnh việc trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức cơ bản, các trường cần đưa vào nội dung giảng dạy những môn học về kỹ năng khởi nghiệp, làm việc nhóm; khuyến khích học sinh, sinh viên xây dựng cho mình những mạng lưới bạn bè và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp.

Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh cho biết: Nghị quyết 29-NQ/TW "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã xác định một trong những quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Do vậy, hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp sáng tạo là một trong những giải pháp quan trọng, thiết thực để triển khai hiệu quả quan điểm chỉ đạo của Trung ương.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Khuyến khích HSSV xây dựng mạng lưới chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp - Ảnh 2.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng đại biểu tham quan các không gian trưng bày ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên. Ảnh: TTXVN

Trước khi xây dựng và ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới, ngành giáo dục đã có những bước chuẩn bị khá mạnh mẽ, đặc biệt là hoạt động dạy tích hợp liên môn trong nhà trường, đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tiếp cận phát triển năng lực. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiên phong thực hiện Đề án Tri thức Việt số hoá; thực hiện mục tiêu đào tạo công dân toàn cầu thông qua hoạt động triển khai chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo…

Thứ trưởng Ngô Thị Minh cũng chia sẻ, để hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã, đang và sẽ tiếp tục tạo nền tảng căn bản cho các em về tư duy, phương pháp một cách toàn diện qua các hoạt động chính sách nêu trên. Đây là một yếu tố mang tính căn bản, bởi muốn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thì đầu tiên, tư duy, phương pháp phải đổi mới. Ngành giáo dục xác định đây là trách nhiệm, sứ mệnh của ngành, các nhà giáo.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Khuyến khích HSSV xây dựng mạng lưới chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp - Ảnh 3.

Ảnh: TTXVN

Sau 3 năm triển khai Đề án 1665 "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" và 3 lần tổ chức Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên, số lượng các ý tưởng, dự án tham gia cuộc thi toàn quốc đã tăng lên gấp đôi. Chất lượng, tính khả thi, tính sáng tạo của các dự án cũng được các giám khảo đánh giá cao. Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2020 trưng bày, giới thiệu 72 dự án khởi nghiệp với 80 gian hàng lựa chọn từ gần 600 ý tưởng, dự án được gửi đến Ban tổ chức.

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động hấp dẫn, thiết thực đối với hoạt động khởi nghiệp của giới trẻ cũng được tổ chức như Diễn đàn "Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh sinh viên"; các hội thảo "Giải pháp phát triển các dự án khởi nghiệp của giảng viên trẻ và sinh viên", "Phát triển câu lạc bộ khởi nghiệp và nội dung đào tạo khởi nghiệp trong các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở: Kinh nghiệm và giải pháp".

Lễ trao giải cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm 2020 diễn ra chiều 22/12. Trong đó, dự án khởi nghiệp của sinh viên giành giải Nhất sẽ được nhận tiền thưởng 60 triệu đồng; gói hỗ trợ đào tạo, triển khai dự án trị giá 115 triệu đồng và cơ hội tham gia đàm phán để nhận đầu tư số tiền 40.000 USD.

TTXVN

VTV

Xem thêm: nhc.7124416122210202-peihgn-iohk-gnout-y-es-aihc-ioul-gnam-gnud-yax-vssh-hcihk-neyuhk-mad-cud-uv-gnout-uht-ohp/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Khuyến khích HSSV xây dựng mạng lưới chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools