Một trong những diện tích đất trong vùng đất gia đình ông Sơn nhận khoán đang được trả lại cho Nhà nước - Ảnh: TÂM AN
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, trong tổng diện tích 1.550ha rừng được Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn huyện Krông Năng giao khoán thì có đến 874,9ha rừng (hơn 45%) được giao trái với nghị định số 135 ngày 8-11-2005 của Chính phủ.
Theo quy định, hộ được nhận đất rừng là những người có nhu cầu sản xuất nông, lâm nghiệp và đang cư trú trên địa bàn để cải thiện đời sống, thoát nghèo...
Thế nhưng, hơn 874ha đất rừng đã được Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng "hào phóng" ghi tên cho gia đình các quan chức, cán bộ tại địa phương này.
Theo đó, có 6 nhóm hộ, gồm nhóm hộ bà Mai Thị Hải Yến (vợ ông Phạm Minh Sơn, nguyên chủ tịch UBND huyện Krông Năng) hơn 143ha; ông Trương Công Đản (nguyên phó trưởng Ban tuyên giáo Huyện ủy Krông Năng) hơn 62ha; bà Triệu Thị Hồng (vợ ông Nguyễn Kim Liên, nguyên chủ tịch UBND xã Cư Klông) 80,6ha; nhóm hộ là xã viên Hợp tác xã Hợp Tiến hơn 525ha; ông Nguyễn Minh Trình và Nguyễn Đình Chương (cán bộ Chi cục Thuế huyện Krông Năng) hơn 63,5ha.
Thanh tra Chính phủ nêu rõ: nhiều nhóm hộ nhận diện tích đất rừng sai đối tượng với diện tích lớn rồi tự ý trồng các loại cây trồng khác, không đúng mục đích phủ xanh núi trống, đồi trọc...
Tuy nhiên, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Minh Châu - phó chủ tịch UBND huyện Krông Năng - khẳng định việc thu hồi diện tích đất cấp sai cho gia đình cán bộ, lãnh đạo gặp nhiều khó khăn.
Đến nay, Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn mới thanh lý hợp đồng, thu hồi được 655,1ha rừng giao sai đối tượng; còn 219,8ha, trong đó gia đình ông Sơn còn giữ lại 58,5ha, bà Triệu Thị Hồng 80,6ha, ông Nguyễn Minh Trình 45ha... chưa thu hồi được.
"Các hộ dân thống nhất trả lại đất nhưng yêu cầu được hỗ trợ tiền cây trồng, nhà cửa... trên đất. Trong khi đó, vật kiến trúc và cây trồng trên diện tích hơn 219ha có giá trị rất lớn nên địa phương đang xin ý kiến tỉnh về phương án xử lý.
Đối với 945ha rừng và đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn chỉ "quản lý trên giấy", thực tế chưa thu hồi được" - ông Châu thông tin.
Trao đổi với Tuổi Trẻ qua điện thoại, ông Phạm Minh Sơn cho rằng kết luận của Thanh tra Chính phủ chưa nói rõ "hoàn cảnh lịch sử".
Theo ông Sơn, thời kỳ Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn giao đất, giao rừng cho người dân, ông mới chỉ là chánh văn phòng Huyện ủy Krông Năng.
Thời kỳ đó, người dân chưa mặn mà với việc nhận đất, nhận rừng nên gia đình ông đã "xung phong" nhận đất, nhận rừng để canh tác. Gia đình ông đã bỏ nhiều công sức, tiền bạc, vay vốn ngân hàng để trồng cây, gây dựng nên tài sản như hiện nay.
Cũng theo ông Sơn, gia đình ông đã "tự nguyện" trả lại phần lớn diện tích đất rừng theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ. "Gia đình tôi cũng yêu cầu được trả tiếp nhưng địa phương chưa hợp tác. Chứ làm cái này (nhận đất - PV) vất vả, tốn kém lắm" - ông Sơn nói.
TTO - Liên quan tới việc ông Phan Phi Hổ, nguyên chủ tịch UBMTTQ tỉnh Bình Định xây khu nhà và nhiều hạng mục không phép nhiều năm trên đất lâm nghiệp, lãnh đạo tỉnh này cho biết tỉnh sẽ sớm xử lý.
Xem thêm: mth.24020648032210202-cuhc-nauq-ohc-pac-ial-oehgn-nad-ohc-hnad-tad/nv.ertiout