vĐồng tin tức tài chính 365

Vinaconex muốn ‘thoát’ bóng doanh nghiệp nhà nước

2020-12-23 21:24

Vinaconex muốn ‘thoát’ bóng doanh nghiệp nhà nước

Dũng Nguyễn

(TBKTSG Online) - Trước thềm chuyển sàn niêm yết lên sàn chứng khoán TPHCM vào ngày 29-12 tới đây, nhà thầu xây lắp Vinaconex đưa ra định hướng trở thành nhà phát triển bất động sản với tỷ trọng đóng góp có thể lên tới 80% trong năm năm tiếp theo.

Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT chia sẻ tại buổi lễ giới thiệu cơ hội đầu tư vào Vinaconex. Ảnh: K.C.

Bất động sản là chủ lực

Ngày 29-12 tới đây, gần 442 triệu cổ phiếu VCG của Công ty cổ phần Vinaconex sẽ giao dịch phiên đầu tiên tại Sàn giao dịch chứng khoán TPHCM với giá tham chiếu 41.800 đồng, tương ứng vốn hóa thị trường đạt gần 18.500 tỉ đồng. Cổ phiếu VCG hiện đã ngừng giao dịch tại Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội để chờ chuyển niêm yết.

Tại buổi lễ giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phiếu VCG trước thềm chuyển niêm yết, đại diện Vinaconex cho biết đây là thời điểm bắt đầu chặng đường mới với các kế hoạch mới.

Theo ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT, công ty sẽ tập trung vào lĩnh vực phát triển bất động sản, mang đến lợi nhuận cao nhờ lợi thế sở hữu quỹ đất lớn, đặc biệt ở các địa phương. “Tỷ trọng hiện tại thì lĩnh vực nhà thầu xây lắp chiếm khoảng 60-70%, nhưng công ty cố gắng trong kế hoạch năm năm sẽ tăng tỷ trọng đầu tư bất động sản, chiếm khoảng 70-80%, còn lại là đầu tư tài chính”, ông Thanh cho biết.

Theo đại diện của Vinaconex, thế mạnh của công ty là sở hữu quỹ đất hiện tại lên đến gần 2.000 ha tại nhiều địa phương và đều nằm trong danh mục thị trường bất động sản đa dạng, từ nhà ở, du lịch - nghỉ dưỡng đến hạ tầng khu công nghiệp…

Một dự án tiêu biểu của Vinaconex là dự án Cát Bà, vốn đã hình thành 10 năm qua nhưng không thu xếp được vốn trong giai đoạn trước khi tái cấu trúc, nay hiện ở giai đoạn triển khai thi công. “Đây là dự án nghỉ dưỡng lớn của phía Bắc Việt Nam với diện tích 172 ha, sẽ mang lại lợi nhuận cao trong thời gian tới”, ông Thanh nói.

Trong năm năm tiếp theo, tham vọng của Ban lãnh đạo là đạt tốc độ tăng trưởng của công ty 15-25% mỗi năm, tỷ lệ cổ tức là 12-20%/năm, trở thành Top 3 nhà thầu xây dựng lớn nhất Việt Nam, Top 10 nhà đầu tư bất động sản lớn nhất Việt Nam, phát triển quỹ đất dự án khoảng 5.000 ha vào năm 2025. “Chúng tôi muốn đa ngành nhưng chỉ trong xây dựng chứ không lan sang lĩnh vực khác”, ông Thanh nhấn mạnh thêm.

Hai năm tái cấu trúc

Theo bản cáo bạch niêm yết, tính đến ngày 18-9-2020, cổ đông lớn duy nhất tại Vinaconex hiện là Công ty TNHH An Quý Hưng với tỷ lệ sở hữu 57,71%. Đây là nhà đầu tư mua được trọn lô cổ phần khi SCIC thoái vốn với mức giá 7.400 tỉ đồng. Câu chuyện mua bán cổ phần của Vinaconex khi nhà nước thoái vốn toàn bộ cũng từng gây ồn ào trên thị trường trong một thời gian dài.

Sau khi hoàn tất thoái vốn nhà nước vào cuối năm 2018, Vinaconex chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân, xác định chiến lược phát triển dựa trên ba lĩnh vực chính chính là xây lắp, bất động sản và đầu tư tài chính. Bên cạnh việc sở hữu lượng tài sản “tự nhiên và khổng lồ”, các ông chủ mới cũng đối mặt với sự thay đổi khi tái cấu trúc nhân sự và hoạt động kinh doanh.

“Cách đây 2-3 năm nếu giá thầu Vinaconex cao hơn 20% thì vẫn có thể thắng thầu, còn giờ thì chưa chắc”, ông Nguyễn Xuân Đông, Tổng giám đốc Vinaconex so sánh bối cảnh kinh doanh của Vinaconex ngày nay và trước kia.

“Sau khi chuyển đổi, chúng tôi cải tiến lại hệ thống theo hướng thực chất hơn. Trước đây chỉ là nhà thầu quản lý, tức thu phần trăm theo thầu phụ, nhưng hiện tại tổ chức thi công và quản lý trực tiếp. Biên lợi nhuận được cải thiện từ 3-5% và công trình tốt hơn thì 8-12%”, ông Đông kể lại.

Sau khi chuyển sàn niêm yết, vì có nhiều công ty con và trải dài trong nhiều lĩnh vực nên Vinaconex sẽ đẩy mạnh việc thoái vốn hoặc tăng sở hữu ở các mảng trọng yếu. “Nhiều công ty con thì tạo ra quy mô, chứ lợi nhuận chủ yếu hiện nay là từ công ty mẹ”, ông Đông nhấn mạnh.

Theo ông Thanh, Chủ tịch HĐQT, sự thay đổi đáng kể nhất trong thời gian qua là chuyên nghiệp hóa hoạt động quản trị doanh nghiệp. Về mặt kinh doanh, Ban lãnh đạo cũng cho biết hiện nay đặt vấn đề hiệu quả và quan trọng chuyện dòng tiền nhiều hơn.

Chia sẻ thêm về thị trường, ông Đông cho biết các đơn vị ngành xây dựng đối mặt với khó khăn vì dịch bệnh và bão lũ, giá vật liệu cũng tăng nên ảnh hưởng nhu đến lợi nhuận doanh nghiệp trong ngành. Vinaconex hiện cũng đối mặt với tình trạng tương tự.

Đại diện Vinaconex cũng cho biết giá trị các gói thầu trúng mới trong năm 2020 đạt gần 10.000 tỉ đồng. Tổng giá trị các hợp đồng xây lắp mà Vinaconex hiện đang triển khai là khoảng 15.000 tỉ đồng.

Thành lập năm 1988, tiền thân của Vinaconex là "Công ty dịch vụ và xây dựng nước ngoài", sau đó chuyển thành Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam. Năm 2008, Vinaconex chính thức niêm yết và giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán VCG, nhanh chóng trở thành một trong các doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất HNX.

Tính đến 30-9, tổng tài sản của Vinaconex đạt 19.357 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu 8.979 tỉ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế đạt 1.451 tỉ đồng, tăng 160% so với cùng kỳ năm trước và bằng 177% kế hoạch.

Xem thêm: lmth.coun-ahn-peihgn-hnaod-gnob-taoht-noum-xenocaniv/160213/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vinaconex muốn ‘thoát’ bóng doanh nghiệp nhà nước”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools