Đây là mục tiêu của Chương trình chuyển đổi số y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 vừa được Bộ Y tế ban hành.
Đến năm 2025, ngành y tế sẽ duy trì 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, trong đó 80% dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.
Ngoài việc công khai 100% các thông tin về giá thuốc, giá trang thiết bị y tế, giá vật tư y tế, những vi phạm trong quảng cáo..., chương trình còn phấn đấu đạt mục tiêu 100% các cơ sở y tế triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt; tư vấn khám, chữa bệnh từ xa; đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến.
Đặc biệt, 100% người dân, cán bộ y tế (bác sĩ, dược sĩ, cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế) được định danh y tế; người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử.
Đến năm 2030, sẽ có khoảng 50% (khoảng 700 bệnh viện) số bệnh viện trên toàn quốc chuyển đổi số thành công, triển khai hồ sơ bệnh án điện tử không sử dụng bệnh án giấy.
Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, ưu tiên triển khai sáng kiến "mỗi người dân có một bác sĩ riêng": xây dựng và triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân, bảo đảm thông tin sức khỏe của người dân được cập nhật kịp thời vào hồ sơ; phát triển Cổng sức khỏe, cho phép người dân quản lý, tra cứu thông tin sức khỏe của mình; phát triển ứng dụng nhắn tin thông báo về thông tin sức khỏe.
Đồng thời, ngành y tế sẽ triển khai tích hợp các ứng dụng có thể tự theo dõi, phát hiện tình trạng sức khỏe của người dân với các thiết bị gắn trên người (bao gồm thiết bị di động)…
VTV.vn - Thuốc phát minh (thuốc biệt dược gốc) đang lưu hành tại Việt Nam có giá đắt hơn so với thế giới từ 4 - 18 lần.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.14235349052210202-couht-aig-001-iahk-gnoc-es-5202-man-ned/et-hnik/nv.vtv