vĐồng tin tức tài chính 365

Vụ bằng giả Trường ĐH Đông Đô: ‘Cần công khai danh tính’

2020-12-26 17:11

“Cần công khai để răn đe và nghiêm khắc trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo. Vấn đề này đã kéo dài nhiều rồi” – ông PGS.TS Đỗ Văn Dũng – hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM nói.

TS Hoàng Ngọc Vinh – nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT nói về việc người được cấp bằng mà không qua đào tạo ở Trường ĐH Đông Đô, Theo TS Vinh, nên công khai danh tính với những trường hợp biết cái sai ở trường nhưng vẫn sẵn sàng bỏ tiền mua bằng. Thậm chí có thể liệt kê cả cơ quan, trường học mà những người này mua bằng để “chạy” vào. Với những trường hợp không biết chất lượng giảng dạy kém – những người bị lừa – thì không nên công khai. TS Vinh cho rằng công khai ở đây là để răn đe, nhưng trước đó phải được phân loại và phân tích kỹ lưỡng.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng – hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cùng quan điểm cần công khai danh tính những người mua bằng. Theo ông, ngoại ngữ là bắt buộc trong đầu ra của chương trình đào tạo tiến sĩ, do đó nếu mua bằng mà không qua đào tạo đồng nghĩa chưa đạt chuẩn tiến sĩ. Nếu những người này đã được cấp bằng tiến sĩ thì cần thu hồi bằng tiến sĩ ngay. “Cần công khai để răn đe và nghiêm khắc trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo. Vấn đề này đã kéo dài nhiều rồi” – ông Dũng nói.

Trong khi đó, viện trưởng một viện giáo dục ở TP.HCM cho rằng cần cân nhắc thêm yếu tố nhân bản trong cách thức chế tài. Theo ông, việc ngồi tù nhiều năm đôi khi không hủy hoại cuộc đời một người bằng chuyện công khai danh tính của họ trên báo chí. Thậm chí có thể người thân của họ cũng liên lụy. Răn đe có nhiều cách, nhưng trước khi áp dụng cần cân nhắc.

“Giáo dục cần phải trung thực hàng đầu. Thầy cô giáo mà gian dối thì không thể làm thầy được, làm sao dạy được học trò trung thực. Những người đang làm công tác giảng dạy ở các Trường ĐH cần phải chuyển nghề, không nên làm giáo viên” – TS Vinh nhấn mạnh.

“Trong học thuật đã không liêm chính thì khi có chức, có quyền, làm sao học đảm bảo liêm chính được. Vì thế đối với cán bộ công chức cố tình sử dụng bằng giả, cần buộc thôi việc, kỷ luật nghiêm theo đúng quy định” – ông Vinh nêu quan điểm khi trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 20/12.

Theo báo Người lao động, nghiên cứu sinh, học viên cao học của hơn 20 trường ĐH trên cả nước đã sử dụng bằng giả của Trường ĐH Đông Đô làm điều kiện tuyển sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ.

Ảnh chụp màn hình báo Pháp Luật TP.HCM.

Liên quan đến các học sinh sử dụng bằng giả đang theo học tại Trường ĐH Sư phạm, lãnh đạo trường này cho hay trường đang chờ quyết định của cấp có thẩm quyền để xử lý các trường hợp sử dụng bằng giả của Trường ĐH Đông Đô.

Trong khi đó, Đại diện của ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, trường không công nhận văn bằng đối với những trường hợp dùng văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh của trường ĐH Đông Đô. Nếu nghiên cứu sinh không có văn bằng Ngôn ngữ Anh của trường ĐH được phép đào tạo và cấp bằng hay chứng chỉ quốc tế theo quy định để thay thế thì sẽ không đủ điều kiện để tiếp tục làm nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ tại trường

Như đã đưa tin, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao (VKSNDTC) vừa ra quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vụ án “Giả mạo trong công tác” xảy ra tại Trường ĐH Đông Đô Hà Nội.

Theo VKSNDTC, có 626 trường hợp được cấp văn bằng 2 tiếng Anh nhưng cơ quan điều tra Bộ Công an chỉ làm rõ 193 trường hợp được cấp bằng không qua đào tạo.

VKSNDTC cũng yêu cầu xử lý trách nhiệm các đảng viên, công chức, viên chức với 193 trường hợp dùng bằng không được cấp đúng quy định. Trong số này, cơ quan điều tra mới thu giữ 67 bằng gốc.

Đối với 60 trường hợp dùng bằng giả, đến nay mới xác định được 25 trường hợp gồm 22 người rút hồ sơ và dừng chương trình nghiên cứu sinh khi khởi tố vụ án; 1 trường hợp thôi học thạc sĩ; 1 trường hợp công chức nghỉ việc; 1 trường hợp xin rút kết quả nâng ngạch thanh tra viên.

Do đó, VKSNDTC cho rằng 35 trường hợp còn lại vẫn cần xác định đã dùng bằng giả thế nào để yêu cầu xử lý theo quy định. Cơ quan chức năng phải xử lý trách nhiệm của đảng viên, công chức, viên chức khi sử dụng bằng giả. VKSND tối cao yêu cầu cơ quan điều tra điều tra bổ sung trong không quá 2 tháng.

Có thể bạn quan tâm:

PGS.TS Giáo dục học: Chân-Thiện-Nhẫn là cách giáo dục tốt nhất

The post Vụ bằng giả Trường ĐH Đông Đô: ‘Cần công khai danh tính’ appeared first on DKN.News.

Xem thêm: lmth.hnit-hnad-iahk-gnoc-nac-od-gnod-hd-gnourt-aig-gnab-uv/us-ioht/vt.nkd.www

Comments:0 | Tags:Pháp luật Thời sự

“Vụ bằng giả Trường ĐH Đông Đô: ‘Cần công khai danh tính’”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools