vĐồng tin tức tài chính 365

Khi nào Bộ trưởng Công an phải tiếp công dân?

2020-12-26 18:45

Mới đây, Bộ Công an đã hoàn thành dự thảo Thông tư quy định về công tác tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. 

Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp dân

Theo dự thảo, việc tiếp công dân phải được thực hiện tại địa điểm tiếp công dân của Công an các cấp có thẩm quyền. Bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.

Các cơ quan chức năng phải tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.

Về địa điểm tiếp công dân: Bộ Công an bố trí địa điểm tiếp công dân tại Hà Nội, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện như: Thiết bị ghi âm, ghi hình, máy tính, máy in, điện thoại, bàn, ghế, sổ, sách và các điều kiện cần thiết khác phục vụ cho việc tiếp công dân, có lực lượng Cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự.

Trong trường hợp cần thiết (khi phát sinh các vụ việc phức tạp, gây mất an ninh, trật tự tại địa điểm tiếp công dân) Công an TP Hà Nội và các đơn vị thuộc cơ quan Bộ có liên quan cử lực lượng phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự tại địa điểm tiếp công dân của Bộ Công an.

Các đơn vị thuộc cơ quan Bộ nơi có tổ chức Thanh tra; Công an tỉnh, TP trực thuộc Trung ương (gọi chung là Công an cấp tỉnh) bố trí địa điểm tiếp công dân, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện cần thiết theo quy định nêu trên để phục vụ việc tiếp công dân.

Cán bộ tiếp công dân phải có phẩm chất đạo đức tốt; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có kiến thức, năng lực chuyên môn phù hợp, khả năng vận động, thuyết phục quần chúng; có thái độ, tác phong đúng mực, ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao và chấp hành nghiêm điều lệnh Công an nhân dân.

Bộ trưởng Bộ công an tiếp dân ít nhất 1 ngày/tháng

Cũng theo dự thảo thông tư thì các hình thức tiếp công dân gồm: Tổ chức tiếp công dân thường xuyên, tổ chức tiếp công dân định kỳ và tổ chức tiếp công dân đột xuất.

- Đối với tổ chức tiếp công dân thường xuyên: Công an các cấp tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan, đơn vị mình theo giờ hành chính vào các ngày làm việc trong tuần.

- Đối với tổ chức tiếp công dân định kỳ: Bộ trưởng Bộ Công an định kỳ tiếp công dân mỗi tháng ít nhất một ngày tại địa điểm tiếp công dân của Bộ Công an (thời gian cụ thể do Thanh tra Bộ thống nhất với Văn phòng Bộ báo cáo Bộ trưởng quyết định).

Thủ trưởng đơn vị thuộc cơ quan Bộ nơi có tổ chức thanh tra; Giám đốc Công an cấp tỉnh định kỳ tiếp công dân mỗi tháng ít nhất một ngày tại địa điểm tiếp công dân của đơn vị, địa phương mình (thời gian cụ thể do Thủ trưởng, Giám đốc quyết định).

- Còn đối với tổ chức tiếp công dân đột xuất: Thủ trưởng Công an các cấp ngoài việc tiếp công dân định kỳ, phải tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp khác.

Cụ thể, vụ việc gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác nhau.

Hoặc, các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến an ninh, trật tự hoặc gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe công dân...

Cần chế tài cán bộ không tiếp công dân
Cần chế tài cán bộ không tiếp công dân
(PL)- Cần quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu khi không tiếp dân, đồng thời cũng cần chế tài người lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống cán bộ.

Xem thêm: lmth.911859-nad-gnoc-peit-iahp-na-gnoc-gnourt-ob-oan-ihk/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khi nào Bộ trưởng Công an phải tiếp công dân?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools