vĐồng tin tức tài chính 365

Phim Việt mùa dịch COVID-19: Ngàn lẻ một chuyện khóc cười

2020-12-29 08:18

Họ đã hoàn thành bộ phim của mình bằng cách nào, họ đã vượt qua những khó khăn thử thách đó ra sao, hậu trường của những bộ phim ra đời và công chiếu trong mùa dịch là cả ngàn lẻ một chuyện khóc cười nhớ mãi.

Phim Việt mùa dịch COVID-19: Ngàn lẻ một chuyện khóc cười - ảnh 1
ÊkíNgười cần quên phải nhớ ra mắt khán giả trước khi công chiếu. Ảnh: PT

“Quay năm ngày thì nghỉ mất bảy ngày”

Chỉ còn vài ngày nữa Võ sinh đại chiến do đạo diễn Bá Cường dàn dựng, biên kịch Trần Khánh Hoàng chấp bút sẽ chính thức ra rạp. Đây là bộ phim võ thuật học đường đầu tiên của Việt Nam hội tụ dàn diễn viên trẻ như Katleen Phan Võ, Tiến Hoàng, Gi A Nguyễn, Mlee, Duy Khánh, Cris Phan,… Đặc biệt, phim còn có sự tham gia của “độc cô cầu bại” Nguyễn Trần Duy Nhất, người từng bảy lần vô địch võ MMA thế giới, với vai trò diễn viên kiêm cố vấn võ thuật thực chiến.

Thế nhưng trong lễ ra mắt phim mới đây tại TP.HCM, khi được hỏi về những khó khăn trong quá trình làm phim, đạo diễn Bá Cường đã nghẹn lời. Anh chia sẻ: “Đến giờ này tôi cũng không biết làm cách nào để xong bộ phim này. Cuối cùng thì cũng đã xong”. Nói đến đây, anh dừng lại, cúi mặt. Anh chuyển nhanh micro cho một đồng nghiệp khác. Cả trăm con người tham gia họp báo lặng người.

Phải một lúc sau, khi tâm trạng đã ổn định lại, anh mới chia sẻ. Bộ phim hoàn thành là một chặng đường gian nan, thậm chí có những lúc tưởng chừng như tất cả đều gục ngã.

Võ sinh đại chiến được anh ấp ủ gần bốn năm đằng đẵng với cái tên ban đầu là “Thích là nhích”. Hừng hực khí thế là vậy nhưng mới chỉ quay được bốn ngày thì dịch COVID-19 bùng phát. “Cả trăm con người hoang mang, hỗn loạn, có nên đi quay hay không, lỡ quay thì như thế nào. Khi quay êkíp và diễn viên, mọi người đều mang khẩu trang, tới cảnh diễn thì diễn viên tháo khẩu trang ra diễn rồi xong đeo lại. Nhưng quay được năm ngày thì nghỉ bảy ngày, quay bảy ngày thì nghỉ hai tuần. Quay hai tuần lại nghỉ giãn cách xã hội hơn một tháng trời. Sau một tháng hơn đó, tinh thần không còn như ngày nào nữa. Điều kinh khủng nhất Cường sợ là cảm xúc của diễn viên bị mất. Chính những bạn trẻ, sự chuyên nghiệp của các bạn đã giúp tôi có thêm năng lượng tích cực để tiếp tục…” - đạo diễn Bá Cường xúc động nhớ lại.

Là bộ phim võ thuật, bên cạnh việc bầm dập để có những cảnh quay chân thực nhất, không ít nữ diễn viên phải hy sinh bộ tóc của mình. Ngọc Kara chính là một ví dụ. Chỉ lên mái tóc bạch kim, cô cười, cô đã phải giữ mái tóc bạch kim trong suốt quá trình diễn. Ngày ra mắt phim tại TP.HCM, cô phải đội tóc giả bởi tóc thật đã hỏng hết rồi. Dịch bệnh bùng phát, giãn cách xã hội, không thể chắc chắn ngày bấm máy, tóc mới ra lại nhuộm, tóc nát gãy dần.

Ban đầu bộ phim dự kiến sẽ bấm máy trong tháng 1-2020 và công chiếu vào tháng 9-2020. Tuy nhiên, do vướng dịch, phim sẽ khởi chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc từ ngày 1-1-2021.

Vượt dịch, cạnh tranh cùng bom tấn nước ngoài

Dịch COVID-19 bùng phát và kéo dài không chỉ là câu chuyện: Thời gian quay dài hơn, đang quay giữa chừng phải ngưng, cắt giảm nhân sự, giãn cách xã hội,… mà còn là vấn đề đội vốn, rủi ro, nguy cơ phim đắp chiếu rất cao.

Sau một thời gian dài gần như mai danh ẩn tích, Charlie Nguyễn đã trở lại bắt tay cùng Đức Thịnh trong bộ phim Người cần quên phải nhớ. Trao đổi với phóng viên về câu chuyện sản xuất phim trong mùa dịch bệnh hoành hành, Charlie Nguyễn nói ngắn gọn: “Khó khăn nhất là thị trường điện ảnh giảm rất nhiều so với lúc trước COVID, điều đó khiến việc sản xuất phim rủi ro rất cao. Đó là khó khăn chung”.

Bộ phim ra đời gắn liền cùng hai đợt giãn cách xã hội, được bấm máy ngay sau “cơn sóng” đầu tiên. Và khi tất cả ngỡ đã có thể thở phào, chỉ còn đúng ba ngày cuối cùng là kết thúc thì Đà Nẵng bất ngờ bùng dịch trở lại. Toàn bộ êkíp phải đóng máy trong im lặng, đoàn làm phim ra mắt theo cách trước nay chưa từng có, đó là… trực tuyến.

Charlie Nguyễn từng chia sẻ rằng anh chưa bao giờ quan niệm phải hoãn bất kỳ tác phẩm nào chỉ vì sợ phim quốc tế. Chẳng hạn năm 2017, khi Em chưa 18 chuẩn bị ra mắt, nhiều người khuyên anh và êkíp nên dời phim của mình sang thời gian khác để né bom tấn Guardians of the Galaxy 2. Tuy nhiên, Em chưa 18 vẫn giữ nguyên lịch chiếu và thắng giòn giã.

Nói như vậy để thấy Charlie Nguyễn không “ngán” đụng phim nước ngoài, điều khiến êkíp lo lắng chính là diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Họ từng do dự, suy xét xem liệu có nên đợi tới hết dịch rồi hãy công bố dự án hay không.

Không chỉ riêng Người cần quên phải nhớ, Võ sinh đại chiến, có bốn bộ phim Việt khác đã và sẽ lần lượt trình làng trong đợt Giáng sinh cho đến đầu năm 2021 gồm: Bí mật của gió, Chị Mười Ba: 3 ngày sinh tử, Hoa phong nguyệt vũ và Em là của em. Đây cũng là thời điểm mà hàng loạt siêu phẩm nước ngoài cùng đổ bộ lên màn ảnh Việt như Wonder Woman 1984, Monster Hunter, Soul

Vẫn còn cần rất nhiều thời gian để kiểm chứng nhưng rõ ràng bất chấp dịch COVID-19, phim Việt đang dần có những bước chuyển mình rõ rệt và cũng chẳng ngán bom tấn nước ngoài.

Những chiến thắng giòn giã

Sau hai ngày ra rạp, Ròm đạt 23 tỉ đồng, điều mà bom tấn Avatar khi công chiếu ở Việt Nam phải đến ba tuần mới làm được. Tiệc trăng máu đạt 73 tỉ đồng sau hơn 10 ngày công chiếu, đến ngày 1-12 con số này đã lên tới 175 tỉ đồng, lọt tốp 3 phim nội địa ăn khách nhất. 


Xem thêm: lmth.605859-iouc-cohk-neyuhc-tom-el-nagn-91divoc-hcid-aum-teiv-mihp/irt-iaig/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phim Việt mùa dịch COVID-19: Ngàn lẻ một chuyện khóc cười”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools