Vắc xin ngừa COVID-19 phát triển chung bởi hãng Pfizer/BioNTech được đưa tới hệ thống chăm sóc sức khỏe người lớn tuổi New Jewish Home ở New York, Mỹ hôm 21-12 - Ảnh: REUTERS
Đài ABC (Mỹ) ngày 30-12 chia sẻ câu chuyện một y tá ở Mỹ có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính ngay sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Theo ABC, điều này nhắc nhở rằng các biện pháp rửa tay, giữ giãn cách xã hội và đeo khẩu trang vẫn cần thiết trong năm mới 2021.
Ông Matthew W. - một y tá 45 tuổi ở thành phố San Diego của Mỹ - được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược Pfizer (Mỹ)/BioNTech (Đức) hôm 18-12. Ông cho biết tác dụng phụ duy nhất mà ông thấy là đau cánh tay.
6 ngày sau, sau khi làm việc tại một đơn vị điều trị COVID-19, ông Matthew ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi. Xét nghiệm của bệnh viện xác nhận ông đã dương tính với virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh COVID-19.
Bác sĩ Christian Ramers, một chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Các trung tâm y tế gia đình của San Diego (FHCSD), đánh giá đây là một kịch bản không ngờ.
Bệnh nhân không có khả năng chống COVID-19 ngay lập tức sau khi tiêm vắc xin. Bác sĩ Christian Ramers cho biết theo các cuộc thử nghiệm lâm sàng sẽ mất từ 10-14 ngày để người được tiêm vắc xin bắt đầu phát triển khả năng bảo vệ chống lại virus.
Thậm chí sau 10-14 ngày này, bệnh nhân vẫn cần tiêm liều vắc xin thứ 2 để đạt hiệu quả đầy đủ. "Chúng tôi nghĩ liều vắc xin đầu tiên cho khoảng 50% khả năng bảo vệ, và cần liều vắc xin thứ 2 để đạt mức 95%" - bác sĩ Ramers nói thêm.
Theo Đài ABC, một kịch bản khác là: Thời gian ủ bệnh của người nhiễm SARS-CoV-2 có thể tới 14 ngày, và nam y tá Matthew W. đã bị mắc COVID-19 trước khi được tiêm vắc xin vào ngày 18-12.
"Cả hai kịch bản này là thứ nhắc nhở rằng vắc xin không phải thuốc tiên. Thay vào đó, các chuyên gia nói rằng việc đẩy lùi COVID-19 sẽ tốn thời gian và cần tiếp tục tuân thủ các biện pháp y tế cơ bản như giữ giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và rửa tay" - Đài ABC viết.
TTO - Phó tổng thống đắc cử Mỹ Kamala Harris đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19 trong một chương trình phát sóng trực tiếp trên truyền hình vào ngày 29-12, kêu gọi người dân tin tưởng vào việc tiêm chủng để có thể chấm dứt dịch bệnh đang hoành hành ở Mỹ.
Xem thêm: mth.65630930103210202-91-divoc-augn-nix-cav-meit-ihk-uas-anoroc-iov-hnit-gnoud-ym-at-y/nv.ertiout