vĐồng tin tức tài chính 365

Chuyển đổi số để thay đổi thói quen, suy nghĩ, cách làm trong y tế

2020-12-30 16:35
Chuyển đổi số để thay đổi thói quen, suy nghĩ, cách làm trong y tế - Ảnh 1.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam (ở giữa ảnh) cùng với 4 bộ trưởng/chủ nhiệm Ủy ban bấm nút khởi động 3 ứng dụng chuyển đổi số trong y tế sáng nay 30-12 - Ảnh: VIỆT DŨNG

Sáng nay 30-12, ngày làm việc thứ 2 của hội nghị chuyển đổi số y tế quốc gia, Bộ Y tế đã công bố ra mắt 3 nền tảng ứng dụng chuyển đổi số quan trọng: mạng xã hội Y tế Việt Nam, phần mềm quản lý y tế cơ sở V20 và phần mềm quản lý hồ sơ Sức khỏe Việt Nam. Đây là 3 nền tảng quan trọng với khám chữa bệnh và dự phòng tại cơ sở y tế tất cả các tuyến.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và 4 bộ trưởng đã tham dự. Theo ông Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế, có nhiều bài học quan trong dẫn đến thành công trong phòng chống COVID-19 ở Việt Nam, nhưng 1 trong những bài học quan trong là ứng dụng công nghệ thông tin.

"Việt Nam là 1 trong số quốc gia đầu tiên trên thế giới ứng dụng tờ khai y tế điện tử. Chúng ta cũng ứng dụng phần mềm truy vết Bluezone, từ đó xác định nhanh các ca liên quan người nhiễm và khoanh vùng nhanh. Ngành y tế cũng đang thúc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành bản đồ an toàn COVID-19 tại cơ sở y tế, bao gồm cả cơ sở tư nhân", ông Long nói.

Chuyển đổi số để thay đổi thói quen, suy nghĩ, cách làm trong y tế - Ảnh 2.

Khách tham dự hội nghị chuyển đổi số y tế quốc gia theo dõi các ứng dụng công nghệ thông tin đã và sắp đưa vào sử dụng trong y tế - Ảnh: VIỆT DŨNG

Ông Long cũng cho biết nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, đến nay đã có 1.500 điểm khám chữa bệnh từ xa được kết nối, từ đây có cơ sở tuyến cơ sở thực hiện được mổ cấp cứu sọ não, trong khi nếu chuyển tuyến mất 6 giờ và người bệnh có thể tử vong.

"Có những trạm y tế phải ghi chép 78 cuốn sổ chuyên môn, trạm ít cũng 35 cuốn, có thời điểm 50-70% thời gian là để ghi sổ. Phần mềm V20 với sự đồng hành của Viettel và VNPT đảm bảo kết nối 12.000 trạm y tế sẽ được áp dụng chính thức từ 1-1-2020 trở đi, Sở Y tế có thể theo dõi tình hình sức khỏe người dân của từng trạm, từ dinh dưỡng, tiêm chủng, quản lý bệnh không lây nhiễm", ông Long cho biết.

Với Mạng xã hội Y tế Việt Nam, mỗi bác sĩ có thể có 1 tài khoản, tích hợp các chức năng liên quan đến y tế (đơn thuốc, bệnh án...), các bác sĩ có thể bình luận, hỗ trợ chuyên môn thông qua mạng này. 

"Bệnh nhân đến khám ở tuyến dưới nhưng có sự hỗ trợ chuyên môn của chuyên gia tuyến trên, bác sĩ tuyến dưới sẽ tự tin hơn khi thăm khám và chất lượng chuyên môn sẽ tăng", ông Long dự báo.

Với sự ra mắt cùng lúc của 3 ứng dụng quan trọng, cùng hành lang pháp lý đã được Chính phủ ban hành, chưa bao giờ chuyển đổi số trong y tế lại mạnh mẽ như hiện nay. Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, chuyển đổi số cũng là để thay đổi thói quen, cách nghĩ, cách làm trong y tế, và mục đích là hướng tới chất lượng khám chữa bệnh.

Đến nay đã có 10 bệnh viện sử dụng bệnh án điện tử, 23 bệnh viện sử dụng phần mềm PACT chụp chiếu không cần in phim, nhiều thiết bị chẩn đoán, điều trị được đưa vào sử dụng nhờ chuyển đổi số trong y tế.

"Cách mạng 4.0 không còn là điều lạ lẫm, xa vời mà đang hiện hữu. Trong tương lai không xa, 1 cái chíp gắn trên da sẽ đồng bộ với hồ sơ sức khỏe mỗi cá nhân, bác sĩ biết tình trạng bệnh nhân, "mỗi người dân có 1 bác sĩ", đây là mục tiêu mà chỉ có ứng dụng trí tuệ nhân tạo mới làm được", Bộ trưởng Long cho biết.

Làm chủ "cuộc chơi" chuyển đổi sốLàm chủ 'cuộc chơi' chuyển đổi số

TTO - Sau một năm vận hành, các hệ thống thông tin chính phủ điện tử của Chính phủ đã tiết kiệm chi phí ước tính trên 8.500 tỉ đồng.

Xem thêm: mth.70621735103210202-et-y-gnort-mal-hcac-ihgn-yus-neuq-ioht-iod-yaht-ed-os-iod-neyuhc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chuyển đổi số để thay đổi thói quen, suy nghĩ, cách làm trong y tế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools