vĐồng tin tức tài chính 365

Rau thơm, gừng, tỏi... bị quản lý như dược liệu, doanh nghiệp lo giải thể

2020-12-31 07:31

Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp (DN) nhập khẩu, từ trước đến nay việc giám sát các sản phẩm này nhập khẩu thuộc Bộ NN&PTNT, không có bất cứ vướng mắc nào. Nhưng mới đây cơ quan chức năng bắt đầu áp dụng Thông tư 48/2018/TT-BYT (Thông tư 48) của Bộ Y tế. Các sản phẩm này thuộc quyền quản lý của Bộ Y tế, nằm trong danh mục dược liệu, các chất chiết xuất từ dược liệu, tinh dầu làm thuốc; thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu xuất khẩu, nhập khẩu được xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Để làm đúng theo thông tư này, các DN thực phẩm ngoài chuyện phải thay đổi nhà xưởng còn lo sẽ phải xin giấy phép hành nghề dược, phải có dược tá, phải đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt GMP...

Ông Nguyễn Tin – Giám đốc một DN nhập khẩu thực phẩm (Q.2, TPHCM) cho biết công ty ông chuyên nhập khẩu các loại đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành, táo tàu, hạt sen, kỷ tử... về đóng gói bán dưới dạng thô. Trước đây, theo quy định của Bộ NN & PTNN thì khi nhập khẩu các mặt hàng này, DN chỉ cần Giấy kiểm dịch bản gốc từ nước xuất khẩu, đơn xin kiểm dịch, đơn xin kiểm tra an toàn thực phẩm gửi đến chi cục kiểm dịch thực vật là đã được giải quyết cấp chứng thư sản phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu nếu đạt. Nhưng theo Thông tư 48 , các loại thực phẩm thông thường, như các loại đậu, tỏi, nghệ, gừng, cơm nếp, húng chanh, húng quế, kỷ tử... nằm trong danh mục dược liệu khiến nhiều lô hàng nhập về đang bị ách tắc tại cảng chưa thông quan được. Một số lô hàng hạt sen chuẩn bị về cũng gặp vướng.

Đậu nành, đậu xanh, đậu đen... là một trong những thực phẩm bị xếp vào danh mục dược liệu theo thông tư 48 của Bộ Y tế.
Đậu nành, đậu xanh, đậu đen... là một trong những thực phẩm bị xếp vào danh mục dược liệu theo thông tư 48 của Bộ Y tế. Ảnh minh họa.

Theo ông Tin, là DN nhập khẩu, sản phẩm được quản lý chuyên ngành bởi hai bộ Nông Nghiệp và Y tế, nên nếu doanh nghiệp thỏa mãn kiểm tra một trong hai bên có thể đủ kiện nhập khẩu hàng hóa. Với cơ chế quản lý hiện tại theo Thông tư 48 chỉ nên áp dụng đối với các DN sản xuất dược sử dụng thực phẩm để sản xuất dược, thuốc điều trị và chữa bệnh. Vì bản thân thực phẩm nào cũng có vi chất, và dược tính ở trong đó, kể cả nấm hương, cà rốt, cà chua.... nếu đều gom vào quản lý như quản lý dược liệu thì không chỉ DN nhập khẩu mà cả người kinh doanh chẳng lẽ cũng bắt buộc phải có chứng chỉ dược sĩ mới kinh doanh được? Trên thế giới, kỷ tử được phân loại vào nhóm trái cây sấy, còn Bộ Y tế xếp vào hàng dược liệu, chính sự bất cập, lỗ hổng này cũng sẽ dễ tạo điều kiện cho một số cán bộ sách nhiễu DN.

Theo diễn biến mới nhất, Tổng cục Hải quan chỉ đạo đơn vị hải quan địa phương giải quyết thủ tục nhập khẩu cho doanh nghiệp nhập khẩu đậu xanh, đậu đen, đậu nành, táo tàu, táo mèo, bạch quả, gừng, tỏi, sả theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

“Để tránh tình trạng một mặt hàng nhập khẩu thuộc hai danh mục áp dụng theo hai chính sách quản lý khác nhau, Bộ Y tế cần khẩn trương sửa đổi Thông tư số 48. Nếu không được tháo gỡ, không chỉ DN nhập khẩu gặp khó mà liên quan đến cả chuỗi cung ứng, người bán cũng khó kinh doanh những thực phẩm thông thường bị xếp vào nhóm dược liệu. Chưa kể, nếu cơ quan quản lý căn cứ quy định này phạt người bán thì khó cho họ”, một doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm (xin được giấu tên) bày tỏ.

Theo kiến nghị của các DN nhập khẩu, Bộ Y tế cần xem xét lại danh mục dược liệu trong Thông tư 48, đặc biệt là các nhóm thực phẩm thông thường, thân thuộc cần được loại khỏi danh mục để tạo điều kiện cho DN nhập khẩu, đơn vị kinh doanh các sản phẩm này được thuận lợi hơn, bởi khi kinh doanh các loại thực phẩm thông thường, DN phải xin giấy phép hành nghề dược, phải có dược tá, phải đạt tiêu chuẩn GMP.

Để tháo gỡ vướng mắc cho DN và tránh ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu, đại diện Tổng cục Hải quan cho biết đã đề nghị Bộ Y tế, Bộ NN-PTNT cung cấp Danh mục hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhưng chủ yếu dùng làm thực phẩm để áp dụng chính sách nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, về lâu dài, để tránh tình trạng một mặt hàng nhập khẩu thuộc hai danh mục áp dụng theo hai chính sách quản lý khác nhau, Bộ Y tế cần khẩn trương sửa đổi Thông tư số 48 theo hướng: Chỉ đưa vào Danh mục dược liệu những sản phẩm chỉ có mục đích sử dụng làm dược liệu, áp dụng chính sách quản lý theo quy định tại Luật Dược và Nghị định số 54/2017/NĐ CP; đối với những sản phẩm chủ yếu để làm thực phẩm thì đưa ra khỏi Danh mục dược liệu, bổ sung vào Danh mục sản phẩm thực phẩm, áp dụng chính sách quản lý theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Nguyễn Cẩm

Xem thêm: lmth.6474241a-eht-iaig-ol-peihgn-hnaod-ueil-coud-uhn-yl-nauq-ib-iot-gnug-moht-uar/nv.moc.enilnounuhp.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“ Rau thơm, gừng, tỏi... bị quản lý như dược liệu, doanh nghiệp lo giải thể ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools