vĐồng tin tức tài chính 365

5 động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021

2020-12-31 09:57

Tăng trưởng GDP Việt Nam 2021 ổn định khoảng 6,5%

Theo dự báo do Công ty chứng khoán SSI đưa ra mới đây trong báo cáo "Sơ lược về triển vọng vĩ mô và thị trường Việt Nam năm 2021: Vượt qua bão giông", tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam có thể ổn định khoảng 6,5% so với năm trước.

Mức tăng trưởng sẽ bắt đầu tăng tốc từ quý II/2021 và giữ đà tăng đó đến năm 2022 (tăng đến khoảng hơn 7%).

Để phục hồi tăng trưởng, cơ quan điều hành sẽ cần cân nhắc việc nới lỏng chính sách tiền tệ và mở rộng chính sách tài khóa.

SSI Research cho biết, nhiều sự chú ý đang được hướng đến những sự kiện quan trọng nhất sẽ diễn ra trong năm 2021, đó là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII diễn ra vào tháng 1, tiếp đó là bầu cử Quốc hội khóa mới vào tháng 5. Đây cũng là năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm mới giai đoạn 2021 - 2025.

Trong kế hoạch 5 năm tới, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5 - 7%. Đáng lưu ý, quy mô GDP giai đoạn này được điều chỉnh, khác với các giai đoạn trước đây (điều chỉnh quy mô GDP làm cho GDP cao hơn 27% trong năm 2020 do khu vực kinh tế chưa được quan sát được đưa vào để tính GDP), do đó mức tăng trưởng dựa trên cơ sở cao này được dự báo là rất khả quan.

Trong đó, kế hoạch 5 năm sẽ có 2 giai đoạn: 2021 - 2022 (giai đoạn phục hồi) và 2023 - 2025 (giai đoạn tăng tốc).

Do vậy, SSI Reasearch đánh giá đối với năm 2021, Chính phủ vẫn tiếp tục việc nới lỏng chính sách tiền tệ và thực hiện chính sách tài khóa mở rộng. Thâm hụt ngân sách sẽ tiếp tục ở mức cao, kể cả theo số tuyệt đối do GDP theo giá hiện hành được điều chỉnh tăng.

Mặc dù Việt Nam vẫn ảnh hưởng từ dịch COVID-19, nhưng do kiểm soát tốt, thiệt hại của Việt Nam là thấp hơn so với các quốc gia khác trong khu vực.

Trong kịch bản cơ sở, các chuyên gia cho rằng các đợt bùng phát COVID-19 vẫn có thể xảy ra, do vậy các chuyến bay thương mại quốc tế sẽ dần nối lại chỉ có thể từ quý II/2021 và lượng khách du lịch quốc tế sẽ tăng dần.

Không giống các nền kinh tế khác, kinh tế Việt Nam không bị suy thoái trong năm 2020. Điều này đã được chứng minh với mức tăng trưởng GDP là 2,91% so với cùng kỳ, giúp Việt Nam giữ vững vị trí hàng đầu trong số các nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong năm 2020, chỉ đứng sau các nền kinh tế cận biên và đặc biệt như Bangladesh, Guyana và Turkmenistan.

5 động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021 - Ảnh 1.

Việt Nam đã thành công trong việc hạn chế tác động kinh tế từ COVID-19. (Ảnh: Nikkei)

Theo SSI Research, nền kinh tế Việt Nam chính thức bắt đầu phục hồi từ quý III/2020 và có thể sẽ đạt mức tăng trưởng cao trong thời gian tới khi mức tăng trưởng cải thiện dần theo từng quý.

Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, tỷ lệ tiết kiệm cao hơn và niềm tin của người tiêu dùng giảm trong năm 2020. Dù vậy, tất cả các chỉ số mà SSI Rsearch kỳ vọng sẽ tích cực trở lại trong năm 2021.

Do đó, SSI Rsearch dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 ổn định khoảng 6,5% so với năm trước (cao hơn kế hoạch của Chính phủ là 6%). Mức tăng trưởng sẽ bắt đầu tăng tốc từ quý II/2021 và giữ đà tăng đó đến năm 2022 (tăng đến khoảng hơn 7%).

Động lực chính thúc đẩy tăng trưởng năm 2021

SSI Research cho rằng, kỳ vọng về tương lai tươi sáng của nền kinh tế Việt Nam năm 2021 đến từ 5 động lực tăng trưởng.

Thứ nhất, tác động của mô hình phục hồi chữ V trên toàn cầu có thể giúp Việt Nam tăng trưởng cao hơn, do Việt Nam đã trở thành trung tâm có tầm quan trọng hơn trong hệ sinh thái công nghiệp chế biến chế tạo toàn cầu.

Thứ hai, tác động mạnh mẽ hơn từ các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA hay RCEP.

Thứ ba, khi tăng trưởng đầu tư công quay lại mức tăng trưởng bình thường, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có thể trở lại vai trò dẫn dắt. "Câu chuyện về tăng trưởng đầu tư công mạnh mẽ (hơn 40% so với cùng kỳ) chỉ khả thi trong năm 2020, tức là năm cuối của giai đoạn 5 năm. Trong năm 2021, chúng tôi dự báo tăng trưởng giải ngân đầu tư công sẽ khó có thể tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy vậy, dòng vốn FDI dự kiến sẽ tăng mạnh trở lại khi dịch Covid-19 được kiểm soát", SSI Research nhận định.

"Nhiều công ty cho biết các khách hàng của họ đã hoãn kế hoạch đầu tư vào Việt Nam trong năm nay do hạn chế đi lại. Tuy nhiên, dòng vốn FDI đăng ký trong năm 2020 chỉ giảm 8,7% so với cùng kỳ (tổng vốn FDI đăng ký khoảng 21 tỷ USD theo giá trị tuyệt đối, thấp hơn năm 2019 khoảng 2 tỷ USD). Điều này khiến triển vọng cho năm 2021 đầy hứa hẹn về dòng vốn FDI".

Thứ tư, tiêu dùng nội địa sẽ phục hồi từ năm 2021, tác động tốt đến tăng trưởng.

Thứ năm, một số hoạt động tái cấu trúc kinh tế như: cải thiện môi trường kinh doanh, trong đó rất nhiều luật mới sẽ có hiệu lực từ năm 2021 như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Hợp tác công tư (PPP), Luật Bảo vệ môi trường… Một số doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục được cổ phần hóa. Điều quan trọng là Chính phủ phải xóa bỏ các vướng mắc về định giá doanh nghiệp và thủ tục IPO/thoái vốn để có tái khởi động hoạt động cổ phần hóa/thoái vốn doanh nghiệp nhà nước trong năm 2021.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng nêu một số yếu tố có thể tác động mạnh đến đà phục hồi tăng trưởng là hiệu quả vaccine chỉ ở mức hạn chế hoặc biến thể virus có thể hoành hành.

Kinh tế Việt Nam 2020: Từ doanh nghiệp “ăn đong từng tuần”, đến điểm sáng giữa đại dịch COVID-19Kinh tế Việt Nam 2020: Từ doanh nghiệp “ăn đong từng tuần”, đến điểm sáng giữa đại dịch COVID-19

VTV.vn - Thành công của Việt Nam không chỉ được đo bằng những gì đạt được mà còn bởi những trở ngại mà chúng ta đã vượt qua.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.15624819013210202-1202-man-teiv-et-hnik-gnourt-gnat-yad-cuht-cul-gnod-5/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“5 động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools