vĐồng tin tức tài chính 365

Một năm dấn thân vào các hiệp định thương mại tự do toàn cầu

2020-12-31 18:44

Một năm dấn thân vào các hiệp định thương mại tự do toàn cầu

Lan Nhi

(TBKTSG Online) - Vượt qua những khó khăn và thử thách, năm 2020 là năm ghi dấu của Việt Nam khi lần lượt tham gia ba hiệp định thương mại tự do (FTA) quy mô rộng lớn, mở ra cơ hội hợp tác toàn diện của nền kinh tế được đánh giá dây năng động của ASEAN với các thị trường phát triển và có sức mua lớn hàng đầu thế giới.

Hiệp định UKVFTA với các điều kiện mở cửa thị trường rộng lớn như EVFTA giúp các lĩnh vực xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục được hưởng nhiều lợi thế.  Ảnh: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Năm 2020, Việt Nam đã tham gia ba FTA gồm: Hiệp định thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực RCEP và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA), nâng tổng số hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam tham gia lên con số 15.

Theo sự đánh giá của giới chuyên gia, việc cắt giảm thuế quan, sâu rộng liên tục, các FTA với cam kết mở cửa thị trường cho sản phẩm, dịch vụ hàng hóa Việt Nam theo hướng minh bạch, công khai, đã mở ra một triển vọng tương lai theo hướng có lợi cho Việt Nam khi tham gia vào một khu vực kinh tế có giá trị GDP chiếm tới 60% tổng GDP toàn cầu.

Các FTA mới được ký kết và thực thi bước đầu đã mang lại những tín hiệu tích cực. Riêng đối với hai FTA đã có hiệu lực là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và EVFTA, Chính phủ và Bộ Công Thương đặc biệt quan tâm đến công tác triển khai thực hiện. Mục tiêu đặt ra là không chỉ hỗ trợ các cơ quan, tổ chức và công chúng nắm được nội dung cam kết CPTPP, EVFTA mà còn vận dụng và phát huy có hiệu quả ưu đãi của Hiệp định, từ đó tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế tối thiểu các thách thức.

Năm tháng sau khi Hiệp định EVFTA được thực thi, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt khoảng 15,4 tỉ đô la Mỹ, tăng 1,6% so với cùng kỳ. Đây là kết quả rất đáng khích lệ trong bối cảnh GDP của EU vẫn đang tăng trưởng âm và tiếp tục đối mặt với khó khăn, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Với CPTPP, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường thành viên chưa có FTA trước đó với Việt Nam tăng trưởng cao. Cụ thể, xuất khẩu sang Canada ước đạt 4,4 tỉ đô la (tăng gần 12%) so với năm trước; xuất khẩu sang Mexico ước đạt 3,2 tỉ đô la (tăng 12%). Còn đối với EVFTA, kể từ khi Hiệp định có hiệu lực tính đến hết ngày 18-12-2020, các tổ chức được uỷ quyền đã cấp gần 62.500 bộ chứng nhận xuất xứ (C/O) để hưởng ưu đãi tại thị trường EU với kim ngạch 2,35 tỉ đô la. Điều này cho thấy, hiệu quả khai thác lợi ích ngay sau khi Hiệp định được đưa vào thực thi là rất khả quan.

Năm 2020, với vai trò Chủ tịch ASEAN, Bộ Công Thương đã chủ trì, đề xuất, xây dựng 13 sáng kiến, ưu tiên hợp tác kinh tế và được các nước ASEAN ủng hộ, đánh giá cao. Các sáng kiến này giúp tăng cường tính liên kết trong nội khối, tái cấu trúc các chuỗi cung ứng trong khu vực theo hướng bền vững.

Đặc biệt cũng trong năm nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, Việt Nam đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN và các nước đối tác tích cực tìm kiếm giải pháp xử lý những vấn đề vướng mắc để kết thúc hoàn toàn đàm phán Hiệp định RCEP sau 8 năm đồng thời hết sức nỗ lực hoàn tất rà soát pháp lý nội dung của Hiệp định. Đồng thời, Việt Nam cũng đã nhanh chóng hoàn tất các thủ tục trong nước cho việc ký kết Hiệp định RCEP cũng như tổ chức thành công Lễ ký kết của Hiệp định vào tháng 11-2020.

Việc ký kết Hiệp định RCEP - hiệp định thương mại tự do có quy mô lớn nhất thế giới, tạo điều kiện để phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực qua đó mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia. Việc thiết lập Hiệp định RCEP cũng sẽ cung cấp thị trường xuất khẩu ổn định lâu dài cho Việt Nam và các nước ASEAN cũng như tạo ra cấu trúc thương mại khu vực mới trong đó ASEAN đóng vai trò trung tâm, đồng thời nâng cao uy tín của Việt Nam và khẳng định vai trò dẫn dắt của ASEAN.

Như vậy, có thể nói, mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, công tác đàm phán, ký kết các FTA tiếp tục đạt được kết quả quan trọng. Năm 2020 là năm hiệp định EVFTA bắt đầu có hiệu lực, chính thức ký kết Hiệp định RCEP. Và tối 29/12/2020 vừa qua, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) cũng “khóa sổ” năm ký kết thành công này. UKVFTA cùng với các Hiệp định khác sẽ tiếp tục góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại của Việt Nam với các nền kinh tế lớn trên thế giới.

Theo cam kết, sau sáu năm UKVFTA có hiệu lực, Vương quốc Anh sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế, chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu. Sau sáu năm số dòng thuế được xoá bỏ nâng lên 91,8%, tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu và sau chín năm sẽ là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch).

Anh hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam tại châu Âu, với khoảng 400 dự án đang triển khai được đầu tư hơn 3,6 tỉ đô la (tính đến tháng 8-2020). Hiệp định UKVFTA được kỳ vọng mang lại các dòng vốn đầu tư mới, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ và có thêm nhiều giao dịch từ Anh tới Việt Nam.

Xem thêm: lmth.-uac-naot-od-ut-iam-gnouht-hnid-peih-cac-oav-naht-nad-man-tom/592213/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Một năm dấn thân vào các hiệp định thương mại tự do toàn cầu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools