vĐồng tin tức tài chính 365

Dow Jones tiếp tục lên đỉnh, nhưng lợi suất tăng cao làm thị trường lo lắng

2022-01-05 08:12

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng gần 215 điểm, tương đương 0,59%, và kết phiên ở kỷ lục gần 36.800 điểm. S&P 500 lên đỉnh trong phiên nhưng sau đó đóng cửa giảm nhẹ 0,06% do tác động tiêu cực của nhóm công nghệ.

Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite mất 1,3% và đóng cửa ở 15.622,7 điểm khi nhà đầu tư lo ngại lợi suất lên cao.

Doanh nghiệp công nghệ vay nợ nhiều và dòng tiền kỳ vọng trong tương lai lớn nên cổ phiếu thường chịu ảnh hưởng mạnh trước các biến động lợi suất.

Dow Jones tiếp tục lên đỉnh, nhưng lợi suất tăng cao làm thị trường lo lắng - Ảnh 1.

Chứng khoán Mỹ phân hóa trong phiên 4/1/2022, Dow Jones ngóc đầu lên trong khi Nasdaq và S&P 500 đi xuống.

Các nhà đầu tư đang đặt cược rằng nền kinh tế sẽ tiếp tục hồi phục và vượt qua đợt bùng phát COVID-19 đang diễn ra. Riêng hôm 3/1, Mỹ ghi nhận trên 1 triệu ca nhiễm mới, con số thực tế còn cao hơn đáng kể do nhiều người dân tự xét nghiệm tại nhà và không báo cáo kết quả với cơ quan y tế.

Tâm lý lạc quan của nhà đầu tư đã đẩy lợi suất lên cao và khiến thị trường chứng khoán Mỹ phân hóa trong ngày 4/1.

Cổ phiếu tài chính ngân hàng - nhóm được hưởng lợi khi nền kinh tế tăng trưởng và lợi suất lên cao - đồng loạt đóng cửa trong sắc xanh. JPMorgan Chase và American Express tăng lần lượt 3,8% và 3,2%, Goldman Sachs cũng thêm 3,1%. Ba cổ phiếu này nằm trong nhóm tăng mạnh nhất Dow Jones phiên 4/1.

Nhà sản xuất máy công nghiệp Caterpillar và các cổ phiếu khác gắn liền với quá trình hồi phục kinh tế như nhóm năng lượng cũng diễn biến khả quan. 

Occidental Petroleum vọt lên 7,4%, Coterra Energy tăng 6,9%. Halliburton tăng 6% sau khi được Morgan Stanley nâng mức khuyến nghị và giá dầu thô Brent tăng 1,29% lên tròn 80 USD/thùng. Giá dầu thô WTI của Mỹ cũng nhích lên 0,14%.

Dow Jones tiếp tục lên đỉnh, nhưng lợi suất tăng cao làm thị trường lo lắng - Ảnh 2.

Sáng 4/1 theo giờ Mỹ, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và một số đồng minh (gọi chung là OPEC+) đã quyết định nâng mục tiêu sản lượng thêm 400.000 thùng mỗi ngày kể từ tháng 2. 

Quyết định này đã được đa phần giới quan sát dự đoán từ trước vì Mỹ đã gây áp lực nâng sản lượng và thế giới không có thêm đợt phong tỏa COVID lớn nào, giúp nhu cầu nhiên liệu có cơ hội phục hồi.

Ford Motor là cổ phiếu đi lên mạnh nhất S&P 500 với mức tăng lên tới 11,6% sau khi đại gia xe hơi này bắt đầu nhận đơn đặt hàng xe bán tải điện F-150 trong tuần này. Ford cũng thông báo kế hoạch tăng sản lượng loại xe điện này lên 150.000 chiếc mỗi năm, gần gấp đôi mức hiện nay.

Trong năm 2021, Ford tăng 140%, vượt qua Tesla để trở thành cổ phiếu xe hơi đi lên mạnh mẽ nhất năm.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu công nghệ với định giá cao bị nhà đầu tư bán tháo vì lợi suất liên tục tăng. Tesla sụt 4,1% trong phiên 4/1 sau khi tăng 13,5% vào phiên trước đó. Nvidia giảm 2,7%. Các cổ phiếu điện toán đám mây CrowdStrike và Okta mất lần lượt 4,6% và 3,4%.

Lợi suất tăng ngày thứ 2 liên tiếp khi nhà đầu tư nhận thấy có nhiều bằng chứng về việc biến chủng Omicron không gây tổn hại tới nền kinh tế toàn cầu nhiều như dự báo ban đầu.

CNBC dẫn lời nhóm chuyên gia của JPMorgan Chase nhận định: "Thị trường chứng khoán Mỹ thời gian qua đã tăng mạnh nhưng chúng tôi tin rằng vẫn còn dư địa để đi lên tiếp. Biến thể virus mới có vẻ không nguy hiểm bằng biến thể trước". 

Ngày 4/1, Apple sụt 1,27% xuống dưới 180 USD/cp sau khi chạm mức vốn hóa kỷ lục 3.000 tỷ USD trong phiên 3/1. Việc Apple trở thành công ty đầu tiên trên thế giới đạt giá trị thị trường 3.000 tỷ USD đã mang lại cho Berkshire Hathaway - tập đoàn đầu tư của huyền thoại Warren Buffett và cổ đông lớn thứ 2 của Apple - khoản lợi nhuận 120 tỷ USD.

Xem thêm: mth.60260417050102202-gnal-ol-gnourt-iht-mal-oac-gnat-taus-iol-gnuhn-hnid-nel-cut-peit-senoj-wod/nv.zibmanteiv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Dow Jones tiếp tục lên đỉnh, nhưng lợi suất tăng cao làm thị trường lo lắng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools