vĐồng tin tức tài chính 365

Dứa, mít, dưa hấu, thanh long… năm nào cũng phải “giải cứu”, vì sao?

2022-01-06 09:08

Không riêng thanh long, nhiều loại trái cây của Việt Nam hầu như năm nào cũng bị "dội biên" vì tình trạng xuất khẩu tiểu ngạch rất bấp bênh.

"Cần thông tin chính xác, không hô hào nữa"

Theo các chuyên gia kinh tế, đã đến lúc phải nhìn nhận tình trạng hàng nghìn xe hàng, trong đó chủ yếu là xe chở nông sản (chiếm tỉ lệ lớn là thanh long, xoài, mít, chanh leo…) bị ùn ứ không thể thông quan, trong đó hàng trăm xe thanh long với sản lượng hàng chục nghìn tấn phải “quay đầu” về tiêu thụ ở thị trường nội địa do Trung Quốc ngừng nhập khẩu không thể coi là “chuyện bình thường, năm nào cũng diễn ra”. Mới đây, tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) và UBND tỉnh Lạng Sơn, ông Hồ Tỏa Cẩm - Tham tán thương mại - Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam khẳng định: Việt Nam đang là thị trường nhập khẩu lớn của Trung Quốc.

“Những năm trước đây, vào mùa vụ thu hoạch hoặc dịp tết Nguyên đán, nhu cầu hàng hóa từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh, xảy ra ùn ứ nhưng sau đó đều được tháo gỡ nhanh. Tuy nhiên, lần ùn ứ này, “đang ở mức độ nghiêm trọng nhất từ trước đến nay” – ông Hồ Tỏa Cẩm thông tin.

Bộ NNPTNT cũng đang nỗ lực hỗ trợ để các doanh nghiệp Việt Nam chuyển dần sang xuất khẩu chính ngạch, bởi các chính sách thương mại của Trung Quốc được thay đổi liên tục và linh hoạt. Tuy nhiên, hầu như các doanh nghiệp và nông dân Việt Nam đều có tâm lý thích xuất khẩu tiểu ngạch hơn chính ngạch để giảm bớt mức thuế.

Ông Vũ Vinh Phú – Nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội trước đây cho rằng, câu chuyện giải cứu nông sản không còn mới và không còn gây xúc động tâm lý người tiêu dùng nhiều như trước đây. Đối với một số loại trái cây, cụ thể là thanh long, dù thị trường nội địa Việt Nam có tới 98 triệu dân, nhưng nhu cầu đối với thanh long không nhiều. Vì vậy, lối ra cho trái thanh long chủ yếu là xuất khẩu.

"Bản thân Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương cần cung cấp thông tin một cách chính xác, phối hợp với người dân, không chỉ “hô hào” đừng lên biên giới nữa, bởi vì đến vụ thu hoạch rồi, người dân không bán cho Trung Quốc thì bán cho ai" - ông Vũ Vinh Phú nêu câu hỏi.

Tại sao không dùng hạn ngạch để quản lý?

Tối 5.1.2021, trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Như Cường – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), nhấn mạnh: Với diện tích gần 66 nghìn hecta, thanh long trồng tại Việt Nam cho sản lượng tới trên 1,3 triệu tấn/năm. Việt Nam có tới 17 loại cây ăn quả có diện tích lớn nhất (trên 20 nghìn hecta/loại), chiếm tới trên 90% tổng diện tích và 94% tổng sản lượng cây ăn quả cả nước. Ngoài chuối có diện tích lớn nhất (151,8 nghìn hecta), xoài (111,8 nghìn hecta), bưởi (105,8 nghìn hecta), thì các loại cam, nhãn, vải, thanh long, sầu riêng, mít cũng có diện tích tới trên 50 đến dưới 100 nghìn hecta/loại.

Về xuất khẩu, các loại quả xuất khẩu của Việt Nam khá đa dạng và có đến 20-30 loại quả, song tập trung chủ yếu là: thanh long chiếm 50%, dứa 4%, vải 4,3%, nhãn 2,8%, xoài 1,7%, chôm chôm 1,6%... 

Mấy năm trước, các chuyên gia nông nghiệp đã cảnh báo về tình trạng "vỡ trận" cây ăn quả có múi bởi người dân trên cả nước ồ ạt tăng diện tích loại cây này. Ngoài cây ăn quả có múi, thì diện tích xoài, chuối, thanh long và nhiều  loại cây ăn quả cũng đang rất lớn, trong khi "miếng bánh" thị phần xuất khẩu sang Trung Quốc trong vài năm gần đây phải chia sẻ với nông dân Campuchia. Đối với thanh long cũng vậy, cần rà soát xem diện tích đã hợp lý chưa.

Ông Nguyễn Như Cường cũng cho rằng, cần áp dụng kỹ thuật để rải vụ, không tập trung vào chính vụ, đồng thời thay đổi cách thức sản xuất, đẩy mạnh chế biến sâu để bán vào thời kỳ "giao mùa", thấp điểm để tránh tình trạng dư thừa nông sản.

Còn theo ông Vũ Vinh Phú, ngành nông nghiệp cần quy hoạch lại sản xuất. Trồng cây thanh long ra chúng ta phải biết bán cho ai, bán thời điểm nào lớn nhất, thậm chí các nước có hạn ngạch để sản xuất. Tại sao chúng ta không làm như vậy?

"Xuất khẩu phải có bài bản theo hợp đồng, đàm phán với các tỉnh biên giới và mở các thị trường ngách, thị trường các nước Đông Á, Tây Âu khi chúng ta tham gia các Hiệp định thương mại tự do. Từ bài toán thanh long cũng như các bài toán nông sản xuất khẩu khác, chúng ta phải hiểu điều đó, nếu không sẽ rất khó cho nhiều năm sau nữa".

Xem thêm: odl.870299-oas-iv-uuc-iaig-iahp-gnuc-oan-man-gnol-hnaht-uah-aud-tim-aud/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Dứa, mít, dưa hấu, thanh long… năm nào cũng phải “giải cứu”, vì sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools