Hà Nội cần chuẩn bị nhiều phương án để kiểm soát dịch bệnh
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết, nếu Hà Nội ghi nhận trên 5000 bệnh nhân mỗi ngày sẽ gây quá tải cho các bệnh viện tuyến cuối thành phố.
"Nếu trên 5.000 bệnh nhân mỗi ngày tại Hà Nội khả năng phải kêu gọi sự hỗ trợ của các Bệnh viện tuyến Trung ương. Điều tôi lo ngại đó là đối với bệnh viện khi đại dịch khó khăn hơn, về chuẩn bị thì Hà Nội chuẩn bị khá kỹ.
Sở dĩ Hà Nội đang kiểm soát được bởi lượng người tiêm vaccine chiếm tỉ lệ rất cao. Việc tiêm vaccine giúp cho bệnh nhân nhẹ hơn, ngoài ra thành phố cũng chuẩn bị nhân lực, vật lực, quản lý F0 hiện tốt hơn rất nhiều so với thời gian đầu", ông Thường cho biết.
Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đức Giang cho biết thêm, hiện tại bệnh viện đang điều trị 280 F0 và 130 bệnh nhân nặng, nguy kịch. Bệnh viện tối đa có thể 400 bệnh nhân F0 và 250 bệnh nhân nặng.
"Hiện tại bệnh viện chưa quá tải. Với số lượng 3.000-4.000 ca mắc trong ngày Hà Nội không lo ngại quá tải. Tôi biết, Hà Nội cũng tính rất kỹ việc này. Tôi ví dụ nếu 3.000 bệnh nhân dương tính, có khoảng 8-10% bệnh nhân nhập viện, theo đó khoảng 240-300 bệnh nhân.
Nhóm bệnh nhân thông thường điều trị khoảng từ 10-14 ngày sẽ ra viện. Tính ra có khoảng 4.500 giường bệnh trong khi Hà Nội đã chuẩn bị 8000 giường bệnh. Trong số 3.000 bệnh nhân F0 mỗi ngày có khoảng 1% bệnh nhân nặng (tức 30 bệnh nhân nặng). Bệnh nhân nặng điều trị khoảng 20-25 ngày, như vậy cần khoảng 600-800 giường bệnh cho bệnh viện tầng 3.
Hiện tại cả hệ thống Hà Nội đang chuẩn bị 1000 giường cho bệnh viện tầng 3. Trong đó, Bệnh viện Thanh Nhàn 250 giường, BV Xanh Pôn 250, BV Đức Giang 250, BV Hà Đông 200, BV Sơn Tây 50 giường bệnh cho bệnh nhân nặng", ông Thường nêu.
Có thể tính đến mở lại quán bar, karaoke nhưng chưa phải lúc này
Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, Hà Nội vẫn tăng cường kiểm soát các tiêu chí như số ca mắc nặng, ca nhập viện, số lượng tiêm chủng vaccine, đặc biệt hệ thống y tế trong đó có hệ thống y tế cơ sở phải tư vấn, điều trị, theo dõi kịp thời. Từ đó, phân tầng thật tốt các trường hợp F0 để không gây quá tải hệ thống y tế cũng như giảm số ca tử vong.
"Điều mấu chốt là phải thực hiện các phương án phòng bệnh quyết liệt hơn. Tăng cường giám sát, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm phòng chống dịch. Thời gian vừa qua người dân rất chủ quan. Những hoạt động nào được mở phải có kiểm soát, thực hiện tốt 5K, nếu người dân chủ quan cũng rất khó", ông Phu nhấn mạnh.
Mới đây, UBND TP.HCM vừa có văn bản cho phép cơ sở kinh doanh vũ trường, quán bar, karaoke, câu lạc bộ khiêu vũ, massage được phép hoạt động trở lại từ 10/1.
Về vấn đề này, ông Phu cho rằng Hà Nội chưa nên tính đến việc mở lại các hoạt động này. Ông nhấn mạnh đây là thời điểm thành phố đang đối mặt với nguy cơ rất lớn, chưa kể mối nguy hiểm thường trực từ biến chủng Omicron.
"Có thể tính đến mở lại nhưng chắc chắn chưa phải lúc này. Nguy cơ đối với Hà Nội hiện giờ vẫn quá cao", ông Phu cho hay.
Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho hay, một số loại hình quán bar, karaoke vẫn tiềm ẩn nguy cơ quá cao, trong khi ca bệnh trong cộng đồng còn rất nhiều. Nếu có ca nhiễm tham gia vào các hoạt động này, nhiều khả năng những người còn lại cũng lây nhiễm do đây là không gian kín.
https://afamily.vn/chua-day-1-thang-nua-la-tet-ha-noi-se-the-nao-neu-dich-cham-moc-5000-20220106112630534.chnTheo GIA ĐOÀN
PHÁP LUẬT VÀ BẠN ĐỌC
Xem thêm: nhc.3551129160102202-0005-com-mahc-hcid-uen-oan-eht-es-ion-ah-tet-al-aun-gnaht-1-yad-auhc/nv.zibefac