Nhiều kho tại huyện Châu Thành, Long An vẫn đang mua đều đặn thanh long với giá 3.000 - 4.000 đồng/ kg. Ảnh chụp tại kho thanh long của HTX thanh long Thanh Phú Long, xã Thanh Phú Long - Ảnh: SƠN LÂM
Theo các nhà kho thanh long và thương lái, việc tổ chức mua thanh long chủ yếu để trữ lại phần lớn, một phần đưa ra bán ở thị trường nội địa.
"Tất cả hoạt động mua bán của thương lái và nhà kho hiện nay dựa trên tinh thần chia sẻ với bà con nông dân là chính. Xưa nay nhà vườn đã giúp thương lái có lợi nhiều, nay gặp khó khăn, phải chia sẻ lại với nhau" - anh Long, một chủ kho (xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành), cho biết.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Khải - chủ tịch UBND huyện Châu Thành - cũng cho biết đã đề xuất với Sở Công thương tỉnh Long An làm giấy giới thiệu đến các hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Long An, các khu, cụm công nghiệp tại Long An và cả TP.HCM để tiếp thị, mời hỗ trợ tiêu thụ thanh long cho nông dân gặp khó khăn vì tình hình xuất khẩu bị ách tắc.
"Chính tôi sẽ đi tiếp thị để tìm thêm mối tiêu thụ cho bà con. Bởi từ nay đến Tết vẫn còn khoảng 15.000 - 20.000 tấn thanh long cần được tiêu thụ", ông Khải nói.
Sở Công thương tỉnh Long An cũng đã có giấy giới thiệu cho Hiệp hội thanh long tỉnh Long An tiếp thị thêm sản phẩm tại những doanh nghiệp, đơn vị có chuỗi siêu thị, cửa hàng lớn trên cả nước, cũng như các chợ đầu mối, trung tâm thương mại...
Ông Nguyễn Tuấn Thanh - giám đốc Sở Công thương tỉnh Long An - cho biết đã liên hệ với cảng quốc tế Long An để kết nối các doanh nghiệp vận tải biển, các đơn vị có container lạnh nhằm hỗ trợ bà con xuất khẩu bằng đường biển.
"Khi nào gom container lạnh về cảng quốc tế Long An, chúng tôi sẽ mời bà con và các thương lái đến xem xét, tính toán việc vận tải bằng đường biển. Những thủ tục khác, sở sẽ đề xuất tỉnh cùng những ngành liên quan nhanh chóng khắc phục để làm sao có đầu ra thuận lợi nhất cho bà con giải quyết vụ tết", ông Thanh nói.
Bài học từ quả dừa
Ông Huỳnh Quang Đức - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre - cho biết cách đây khoảng 5 năm, dừa là mặt hàng được xuất qua Trung Quốc nhiều nhất và lệ thuộc hoàn toàn vào thị trường này. Tuy nhiên hiện nay, mặt hàng này không còn xuất sang Trung Quốc mà chủ yếu xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Đó là nhờ ngành nông nghiệp tỉnh đã tập trung xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực, xây dựng vùng nguyên liệu cao cấp (dừa hữu cơ) nên việc mở rộng xuất khẩu sang những thị trường khó tính thuận lợi. Do đó, trong đợt tắc cửa khẩu phía Bắc vừa qua, trái dừa Bến Tre không bị ảnh hưởng gì. Chỉ có một phần bưởi da xanh của tỉnh bị ảnh hưởng.
TTO - Các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang cần chủ động biện pháp kết nối tiêu thụ 300.000 tấn thanh long, trong đó có việc vận động thương nhân Trung Quốc đảm bảo thu mua theo ký kết hoặc thông tin sớm để chủ động.
Xem thêm: mth.83402908070102202-nad-gnon-noc-ab-iov-es-aihc-hnal-ohk-urt-gnol-hnaht-aum/nv.ertiout