vĐồng tin tức tài chính 365

ĐH Stanford mất tới 40 năm nghiên cứu tâm lý những đứa trẻ để phát hiện ra một phẩm chất, ai có được nó chắc chắn sẽ thà

2022-01-14 08:23

Trong các thí nghiệm của mình, Mischel và nhóm cộng sự đã nghiên cứu trên hàng trăm trẻ em (hầu hết trong khoảng 4-5 tuổi) và phát hiện ra một số đặc điểm quan trọng nhất dẫn tới sự thành công về sức khỏe, công việc và cuộc sống.

Hãy nói về các yếu tố này và cách mà bạn có thể sử dụng chúng.

Thử nghiệm Marshmallow

Thử nghiệm này bắt đầu bằng cách đưa từng đứa trẻ vào một căn phòng riêng, cho chúng ngồi xuống ghế và đặt một viên kẹo dẻo trên bàn trước mặt chúng.

Lúc này, các nhà nghiên cứu sẽ đưa ra một thỏa thuận với đứa trẻ.

Các nhà nghiên cứu nói với những đứa trẻ rằng họ sẽ rời khỏi căn phòng và nếu đứa trẻ không ăn kẹo trong khi họ đi vắng, thì chúng sẽ được thưởng thêm một chiếc kẹo nữa. Và tất nhiên, nếu đứa trẻ quyết định ăn kẹo trước khi nhà nghiên cứu quay trở lại, thì chúng sẽ không có thêm bất kỳ một chiếc kẹo nào khác.

Sự lựa chọn rất đơn giản: một chiếc ngay bây giờ hay 2 chiếc ngay sau đó?

Các nhà nghiên cứu rời khỏi phòng trong 15 phút.

Như bạn có thể tưởng tượng, hình ảnh những đứa trẻ chờ đợi một mình trong phòng khá thú vị. Một số em đã nhảy lên và ăn chiếc kẹo dẻo ngay khi nhà nghiên cứu vừa đóng cửa. Một số người khác thì ngọ nguậy, cố gắng kiềm chế bản thân, nhưng cuối cùng vẫn phải khuất phục trước sự cám dỗ sau vài phút. Và một vài đứa trẻ đã cố gắng chờ đợi trong suốt thời gian đó.

Được xuất bản vào năm 1972, nghiên cứu này được gọi là Thí nghiệm Marshmallow. Nhưng đây không phải là điều khiến nó trở nên nổi tiếng. Phần thú vị sẽ đến sau đó một vài năm.

Sức mạnh của ý chí

Khi năm tháng trôi qua và những đứa trẻ dần lớn lên, các nhà nghiên cứu đã tiếp tục tiến hành một số nghiên cứu và theo dõi sự tiến bộ của mỗi đứa trẻ trong một số lĩnh vực. Những gì mà họ khám phá được thật sự đáng kinh ngạc.

Những đứa trẻ kiên nhẫn chờ đợi để nhận được viên kẹo dẻo thứ hai có điểm SAT cao hơn, mức độ lạm dụng chất kích thích thấp hơn, khả năng béo phì thấp hơn, thích nghi tốt hơn với sự căng thẳng và các kỹ năng xã hội cũng nổi bật hơn,...

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi những đứa trẻ này trong hơn 40 năm và nhận thấy nhóm người kiên nhẫn chờ đợi viên kẹo dẻo thứ hai có tỷ lệ thành công cao hơn rất nhiều dù ở bất kỳ một lĩnh vực nào. Hay nói cách khác, loạt thí nghiệm này đã chứng minh rằng khả năng kiểm soát ý chí là yếu tố rất quan trọng để thành công trong cuộc sống.

Bằng cách quan sát mọi người xung quanh, bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra điều này.

Nếu có thể trì hoãn việc xem tivi và hoàn thành bài tập ngay bây giờ, thì bạn sẽ học được nhiều thứ hơn và kết quả học tập cũng được cải thiện đáng kể.

Nếu có thể trì hoãn việc mua đồ ăn nhanh như khoai tây chiên ở cửa hàng, thì bạn sẽ có một bữa ăn lành mạnh hơn khi về nhà.

Nếu có thể chống lại suy nghĩ muốn kết thúc buổi tập sớm và tập thêm vài lần nữa, thì bạn sẽ khỏe mạnh hơn.

… và vô số các ví dụ khác.

Thành công thường đến từ một ý chí kiên định và sự kỷ luật.

Điều này đưa chúng ta đến một câu hỏi thú vị: Phải chăng một số đứa trẻ vốn đã có khả năng tự chủ hơn, và do đó đã được định sẵn sẽ trở nên thành công trong tương lai? Hay đặc điểm quan trọng này vẫn có thể học hỏi và phát triển được theo thời gian?

Điều gì sẽ quyết định khả năng kiểm soát ý chí của bạn?

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Rochester đã quyết định tái thực hiện thí nghiệm kẹo dẻo, nhưng với một bước ngoặt quan trọng khác.

Trước khi cho những đứa trẻ ăn kẹo dẻo, các nhà nghiên cứu đã chia chúng thành hai nhóm.

Nhóm đầu tiên sẽ tiếp xúc với một loạt các trải nghiệm không đáng tin cậy. Ví dụ, các nhà nghiên cứu đưa cho những đứa trẻ một hộp bút chì màu nhỏ và hứa sẽ mang đến một cái lớn hơn, nhưng không làm điều đó. Tiếp theo, họ đưa cho những đứa trẻ một miếng sticker và hứa sẽ mang đến cho chúng nhiều sticker đẹp hơn, nhưng cũng không thực hiện.

Trong khi đó, nhóm thứ hai lại có những trải nghiệm rất đáng tin cậy. Những đứa trẻ này đều nhận được đúng những gì mà mình được hứa hẹn trước đó.

Những trải nghiệm này có tác động rất lớn đối với bài kiểm tra marshmallow. Những đứa trẻ trong nhóm không đáng tin cậy không có lý do gì để tiếp tục tin tưởng rằng các nhà nghiên cứu sẽ mang đến chiếc kẹo dẻo thứ hai và do đó chúng không chờ đợi quá lâu để ăn chiếc đầu tiên.

Trong khi đó, những đứa trẻ ở nhóm thứ hai đang huấn luyện bộ não của mình và coi sự trì hoãn là một điều tích cực. Mỗi khi nhà nghiên cứu đưa ra một lời hứa, não bộ của những đứa trẻ sẽ ghi nhận hai điều: 1) sự chờ đợi là đáng giá và 2) tôi có khả năng chờ đợi. Kết quả là thời gian chờ đợi trung bình của nhóm thứ hai lâu hơn so với nhóm thứ nhất bốn lần.

Nói cách khác, khả năng kiểm soát ý chí và thể hiện sự tự chủ của những đứa trẻ không phải là một đặc điểm được xác định trước, mà là do những trải nghiệm và môi trường xung quanh chúng tác động. Trên thực tế, các tác động của môi trường gần như là tức thời. Chỉ một vài phút trải qua những trải nghiệm đáng tin cậy hoặc không đáng tin cậy cũng đủ để đẩy hành động của mỗi đứa trẻ theo hướng này hay hướng khác.

Qua đây, tôi và bạn có thể học được những gì?

Làm thế nào để kiếm ý chí một cách tốt hơn?

Trước tiên, hãy làm rõ một điều: vì một lý do nào đó mà thử nghiệm Marshmallow đã trở nên rất phổ biến. Bạn sẽ thấy nó xuất hiện trên rất nhiều các phương tiện truyền thông lớn. Nhưng tất cả những nghiên cứu này chỉ là một trong nhiều góc nhìn khác nhau về câu chuyện của thành công. Hành vi của con người rất phức tạp, vì vậy đừng nghĩ rằng lựa chọn của một đứa trẻ bốn tuổi sẽ quyết định phần còn lại của cuộc đời nó.

Nhưng…

Các nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng: nếu muốn thành công ở một lĩnh vực nào đó, thì bạn sẽ cần phải có khả năng kiểm soát ý chí, tránh mất tập trung và làm việc một cách có kỷ luật.

Điểm mấu chốt ở đây là ngay cả khi bạn không cảm thấy mình giỏi trong việc kiểm soát ý chí, thì bạn vẫn có thể rèn luyện bản thân để trở nên tốt hơn bằng cách thực hiện một vài cải tiến nhỏ. Ví dụ như trường hợp của những đứa trẻ trong nghiên cứu, vấn đề sẽ được cải thiện nếu chúng được tiếp xúc với một môi trường đáng tin cậy, nơi nhà nghiên cứu thực hiện đúng những gì đã hứa hẹn trước đó.

Bạn và tôi cũng có thể làm điều tương tự, giống như cách mà những đứa trẻ và các nhà nghiên cứu đã thực hiện.

Mai Lâm

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: nhc.48944001280102202-iougn-noh-gnoc-hnaht-es-nahc-cahc-on-coud-oc-ia-tahc-mahp-tom-ar-neih-tahp-ed-uuc-neihgn-man-04-iot-tam-drofnats-hd/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“ĐH Stanford mất tới 40 năm nghiên cứu tâm lý những đứa trẻ để phát hiện ra một phẩm chất, ai có được nó chắc chắn sẽ thà”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools