ILO cho rằng doanh nghiệp nhỏ phải đối diện mức sụt giảm cao hơn về việc làm, số giờ làm việc so với các doanh nghiệp lớn hơn - Ảnh: H.Q
Dự báo, tổng số thời gian làm việc bị cắt giảm tương đương khoảng 52 triệu việc làm (quy định làm việc 48 giờ/tuần). Con số này cao gấp 2 lần so với dự báo tại thời điểm tháng 5-2021.
Tỉ lệ thất nghiệp toàn cầu năm 2022 có thể đạt mức 207 triệu người, cao hơn con số 186 triệu người năm 2019.
Theo dự báo của ILO, số lao động thất nghiệp tại Việt Nam trong năm 2022 khoảng 1,3 triệu người, so với khoảng 1,2 triệu người của năm 2021.
Đến năm 2023, số lượng thất nghiệp sẽ giảm về mức tương tự năm 2021 nhưng vẫn cao hơn thời điểm năm 2019 (khoảng 1,1 triệu người).
Báo cáo Triển vọng việc làm và xã hội thế giới: xu hướng 2022 (Xu hướng WESO) của ILO lưu ý việc hạ dự báo năm 2022, ở một mức độ nào đó, phản ánh tác động mà các biến thể COVID-19 mới như Delta và Omicron đối với việc làm của người lao động.
Xu hướng WESO cảnh báo tình trạng bất bình đẳng tăng lên bên có thể làm suy yếu cơ cấu kinh tế, tài chính và xã hội. Hệ quả là cần nhiều năm khắc phục thiệt hại, tiềm ẩn hậu quả lâu dài về thu nhập, cơ cấu lực lượng lao động…
Theo nghiên cứu của ILO, đến năm 2023, khu vực châu Âu và Bắc Mỹ hiện có những dấu hiệu phục hồi đáng khích lệ nhất, trong khi triển vọng cho khu vực Đông Nam Á, Mỹ Latinh và Caribe chậm nhất.
Tổ chức Lao động Quốc tế cũng cảnh báo phụ nữ, thanh niên, đặc biệt là những người không được tiếp cận Internet sẽ chịu tác động nặng nề, lâu dài bởi đại dịch COVID-19, các cơ sở giáo dục và đào tạo tiếp tục đóng cửa…
Ông Guy Ryder - tổng giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế - nhận định: "Sự phục hồi này phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc của việc làm thỏa đáng bao gồm sức khỏe và an toàn, công bằng, an sinh xã hội và đối thoại xã hội".
Số liệu ước tính cho thấy, năm 2020, có thêm 30 triệu người trưởng thành "kẹt" trong cùng cực, sống với thu nhập chưa đến 1,9 USD/ngày và hàng triệu trẻ em rơi vào cảnh nghèo đói. Số người có thu nhập nhưng không đủ chi trả sinh hoạt phí cho bản thân và gia đình trên mức chuẩn nghèo tăng thêm 8 triệu người.
TTO - Thu nhập bình quân của người lao động trong năm 2021 đạt 5,7 triệu đồng/tháng, giảm 32.000 đồng so với năm 2020. Số người trong độ tuổi lao động thất nghiệp trên cả nước được ghi nhận là 1,4 triệu người.
Xem thêm: mth.85953520181102202-2202-man-peihgn-taht-es-man-teiv-gnod-oal-ueirt-3-1-oab-ud-oli/nv.ertiout