Ngày 17.1, Masan Group đã được vinh danh tại Lễ trao giải “50 Công ty Kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2021” (Top 50) và “Công ty Việt tỷ đô” do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức. Top 50 đánh giá trên cơ sở đo lường kết quả kinh doanh các công ty liên tiếp 3 năm, dựa vào 3 chỉ số tăng trưởng: Doanh thu, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên cổ phiếu.
Trong số 22 doanh nghiệp tỉ USD có mặt trong Bảng xếp hạng, có đến gần 70% đơn vị là doanh nghiệp tư nhân. Điều này một lần nữa khẳng định vị thế ngày càng quan trọng của khối tư nhân đối với nền kinh tế. Một số thậm chí đã vươn ra khỏi biên giới và lọt vào danh sách những doanh nghiệp lớn của châu Á và thế giới.
Top 50 đã trải qua 10 năm khảo sát và xếp hạng thành công các công ty (2010-2021). Đại diện Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư cho biết: “Trong 10 năm qua, chúng tôi chứng kiến sự phát triển đầy tự hào của các doanh nghiệp Việt, bên cạnh sự lớn mạnh không ngừng của nền kinh tế. Vì thế, sự kiện TOP50 2021 sẽ đặc biệt tôn vinh nhiều công ty có quy mô lớn hơn, giá trị vốn hóa cao hơn, tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, xứng đáng là niềm tự hào cho đất nước.”
Đón sóng tăng trưởng, thu hút mạnh dòng vốn ngoại
Trong 11 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam đạt 4.128 nghìn tỷ đồng. Các chuyên gia dự báo nếu tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao như những năm qua thì chỉ 2 năm tới, thị trường bán lẻ Việt Nam có thể cán mốc 200 tỷ USD về quy mô.
Không chỉ về quy mô, GDP bình quân đầu người đạt 3.000 USD đang đưa khoảng 1 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu mỗi năm, trở thành động lực cho sức mua mới của ngành bán lẻ tiêu dùng. Đồng thời, đại dịch COVID-19 đã tăng tốc quá trình chuyển đổi sang xu hướng tiêu dùng – bán lẻ hiện đại.
Hoạt động tích cực nhất trong năm nay phải kể đến Masan Group với hệ sinh thái tiêu dùng bán lẻ Point of Life. Từ đầu năm đến nay, Tập đoàn đã liên tục thực hiện các thương vụ M&A nhằm bổ sung những mảnh ghép chiến lược, đầu tư vào các phát kiến mới và bắt tay hợp tác với các tập đoàn hàng đầu thế giới để tăng tốc số hóa.
Tháng 5.2021, nhóm các nhà đầu tư, trong đó có Alibaba và Baring Private Equity Asia đã đầu tư 400 triệu USD vào The CrownX – công ty con của Masan. The CrownX hợp nhất hai doanh nghiệp hàng đầu tại VN trong lĩnh vực tiêu dùng – Masan Consumer Holdings và bán lẻ - WinCommerce. The CrownX hợp tác với Lazada để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, tăng tốc phát triển thị trường bán lẻ tích hợp từ offline đến online tại Việt Nam. Qua đó, người tiêu dùng Việt Nam sẽ được phục vụ hàng hóa đáp ứng tiêu chí “Tươi ngon thượng hạng” dù mua sắm tại kênh online hay siêu thị/cửa hàng thuộc hệ thống WinCommerce (WCM). Masan đặt mục tiêu tổng giá trị hàng hóa từ kênh online của The CrownX chiếm ít nhất 5% tổng doanh số bán hàng của công ty trong thời gian tới.
Tháng 11/2021, SK Group đã mua lại cổ phần của The CrownX với tổng giá trị tiền mặt là 340 triệu USD. Thương vụ này không chỉ cho thấy sức hút của thị trường tiêu dùng – bán lẻ Việt Nam, mà còn khẳng định hiệu quả của chiến lược Point of Life cũng như năng lực thực thi của Masan. Không dừng lại ở đó, Tập toàn tiếp tục thu hút thêm 350 triệu USD từ nhóm nhà đầu tư ngoại bao gồm TPG, Quỹ đầu tư Quốc gia Abu Dhabi (ADIA) và Quỹ đầu tư SeaTown Master Fund
Hệ sinh thái tiêu dùng – công nghệ độc đáo tại Việt Nam
Với quy mô gần 2.500 điểm bán của WinCommerce và mối quan hệ mật thiết của Masan với gần 300.000 tiệm tạp hóa truyền thống trên cả nước, Masan có tiềm lực mạnh mẽ để đẩy nhanh lượng hàng được bán qua kênh online. Với độ phủ sóng rộng khắp trên cả nước, lan tỏa vào các khu dân cư, mỗi điểm bán offline có thể đồng thời là các điểm phục vụ đơn hàng online. Khi nhận đơn hàng online, đội ngũ shipper có thể đến các điểm bán offline để nhận hàng và giao nhanh chóng đến khách hàng.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, người tiêu dùng Việt sử dụng nhiều hơn các nền tảng trực tuyến mua sắm nhu yếu phẩm. Để phục vụ gần 15 triệu người tiêu dùng am hiểu và thường xuyên sử dụng các dịch vụ số, Masan đã mở rộng sang lĩnh vực viễn thông với việc mua lại 70% cổ phần Mobicast. Đây là bước đầu để Masan số hóa hệ sinh thái tiêu dùng “Point of Life” và mang đến trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ tích hợp xuyên suốt từ offline đến online.
Bằng cách kết hợp với cơ sở dữ liệu khách hàng của Reddi, Masan sẽ xây dựng nền tảng tích hợp xuyên suốt để mang đến giá trị vượt trội cho người tiêu dùng. Kế hoạch 5 năm tới của Masan là xây dựng một mô hình hiệu quả để phục vụ 30-50 triệu khách hàng, giúp người tiêu dùng tiết kiệm từ 5 – 10% chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ thiết yếu. Masan tin rằng yếu tố thay đổi cuộc chơi trong thời gian tới sẽ là cung cấp các giải pháp fintech bằng cách tận dụng cơ sở khách hàng thân thiết, trong đó mạng di động Reddi là nền tảng cốt lõi. Hiện nay, các giải pháp fintech như “mua trước trả sau” vẫn chưa đáp ứng đúng mức và đầy đủ cho đông đảo người tiêu dùng.
Tại nhiều cửa hàng WinMart+ theo mô hình mới, các khách hàng có thể thực hiện nhanh các giao dịch ngân hàng như chuyển tiền, nộp - rút tiền mặt, mở tài khoản số đẹp & phát hành thẻ, đăng ký các dịch vụ ngân hàng điện tử khi đến mua sắm. Đây chính là điểm đến “tất cả trong một” (one-stop shop) phục vụ các nhu cầu thiết yếu về tài chính, giáo dục, xã hội, giải trí và chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng.