vĐồng tin tức tài chính 365

Châu Âu muốn xem COVID-19 là bệnh đặc hữu

2022-01-19 07:38
Châu Âu muốn xem COVID-19 là bệnh đặc hữu - Ảnh 1.

Người cao tuổi tham gia lớp học khiêu vũ ở Barcelona (Tây Ban Nha) hôm 14-1 - Ảnh: REUTERS

Theo báo New York Times, hiện nay tại Anh, Pháp, Tây Ban Nha và nhiều nước châu Âu khác, giới chính khách và một số chuyên gia y tế công cộng đang thúc đẩy cách tiếp cận mới đối với đại dịch COVID-19, đó là xem căn bệnh này là một phần của cuộc sống hằng ngày.

Thay đổi chính sách

Gần đây Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tuyên bố người dân sẽ "phải học cách sống chung với virus SARS-CoV-2, giống như cách chúng ta tiếp cận với nhiều virus khác". 

Hay như mô tả của Đài Deutsche Welle (Đức), cuộc sống trên đường phố Copenhagen (Đan Mạch) nhìn chung đang diễn ra bình thường dù số ca nhiễm tăng cao kỷ lục gần đây. Nước này đang có hơn 20.000 ca COVID-19 mỗi ngày, nhưng tỉ lệ tiêm chủng cao với hơn 80% dân số đã tiêm đủ liều.

Tại Pháp, Bộ trưởng Y tế Olivier Veran cho biết số ca nhiễm lớn và tỉ lệ phủ vắc xin cao trong nước cũng đồng nghĩa đợt dịch hiện tại có thể là đợt dịch cuối cùng. Sự thay đổi cũng được thể hiện rõ trong các chính sách mà Chính phủ Anh áp dụng từ đầu năm 2022, khác biệt rõ ràng với tháng 12-2021.

Họ áp dụng thời gian cách ly ngắn hơn, bỏ yêu cầu xét nghiệm trước khởi hành với khách nhập cảnh. Anh thay đổi chính sách phần lớn vì Omicron đã lan rộng, các biện pháp khắt khe trước đây không còn nhiều ý nghĩa trong việc ngăn dịch lây lan.

Trong khi đó, ông Christian Drosten - nhà virus học nổi tiếng nhất của Đức - đánh giá rất có thể cuối cùng Đức sẽ phải chuyển sang xem COVID-19 là bệnh đặc hữu. "Chúng ta không nên mở toang cánh cổng. Nhưng ở một số nơi, chúng ta phải hé một chút cho con virus", ông nói.

Việc thay đổi cách tiếp cận với COVID-19 ở châu Âu diễn ra trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo còn quá sớm để xem COVID-19 là bệnh đặc hữu như cúm, và biến thể Omicron vẫn đang khiến số ca nhiễm ở châu lục này tăng vọt. 

Tuy nhiên, những người ủng hộ "sống chung với virus" chỉ ra tình trạng tăng ca nhiễm hiện nay khác với những ngày đầu đại dịch. Bởi lúc này phần lớn dân số châu Âu, đặc biệt Tây Âu, đã được chích ngừa và tỉ lệ nhập viện do COVID-19 đã thấp hơn nhiều.

Châu Âu muốn xem COVID-19 là bệnh đặc hữu - Ảnh 2.

COVID-19 ở châu Âu sau 1 năm Nguồn: WHO, ECDC - Dữ liệu: BẢO ANH - Đồ họa: T.ĐẠT

Omicron làm lộ điểm yếu

Câu hỏi đặt ra là liệu châu Âu có sống chung được với COVID-19 không khi Omicron đang đặt ra rất nhiều thách thức, nhất là sức ép với hệ thống y tế. Hôm 11-1, tiến sĩ Hans Kluges, giám đốc WHO tại châu Âu, dự báo hơn 50% dân số châu lục này (gồm 53 quốc gia) có thể nhiễm Omicron trong 6 - 8 tuần tới.

Hãng tin AP bình luận Omicron đã phơi bày tình trạng thiếu linh hoạt của các bệnh viện công ở châu Âu. Tại những nước có các chương trình y tế quốc gia tương đối mạnh như Pháp, Anh và Tây Ban Nha, "cánh cửa cơ hội" để ngăn hệ thống y tế quá tải có thể đã khép lại. 

Trong tháng này, Chính phủ Anh phải điều động quân đội hỗ trợ các bệnh viện ở thủ đô London do Omicron khiến nhiều nhân viên y tế nhiễm bệnh phải nghỉ làm.

Dù tỉ lệ nhập viện và tử vong thấp hơn trước, nhưng do quy mô lây lan chưa từng có của Omicron, số ca nhập viện ở châu Âu vẫn đang tăng. 

Theo trang Euronews, hậu quả là bệnh nhân không có đủ phòng chăm sóc đặc biệt (ICU), bị trì hoãn các chẩn đoán thiết yếu. Bác sĩ Julie Helms tại Bệnh viện Đại học Strasbourg (Pháp) cho biết 26 giường ICU của bệnh viện đã dùng hết trong khi số người bệnh có nhu cầu còn nhiều.

Theo giới chuyên gia, vấn đề ở chỗ có ít hệ thống y tế ở châu Âu được xây dựng đủ linh hoạt để xử lý một cuộc khủng hoảng lớn như COVID-19. Ngoài ra nhiều đợt dịch xuất hiện liên tiếp khiến các hệ thống y tế liên tục bận rộn và chưa kịp điều chỉnh. 

Tâm lý chần chừ tiêm vắc xin của một bộ phận dân chúng cũng là thách thức với nhiều nước châu Âu. Hiện một số nước phải áp dụng biện pháp mạnh để người dân đi tiêm như bắt buộc tiêm hoặc phạt tiền.

Châu Âu đối mặt "dịch kép"

Theo Hãng tin Reuters, dịch cúm đã quay lại châu Âu với tốc độ nhanh hơn dự báo trong mùa đông năm nay sau khi gần như biến mất vào năm ngoái. Điều này làm dấy lên lo ngại về "dịch kép" kéo dài - gồm COVID-19 và cúm.

Theo Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC), trong tháng 12-2021, số ca mắc cúm cần chăm sóc tích cực ở châu Âu tăng đều đặn, lên mức cao nhất là 43 ca trong tuần cuối cùng của năm 2021. Đây là mức tăng lớn so với năm 2020, khi chỉ duy nhất 1 ca cúm phải nằm ICU trong cả tháng 12 năm đó.

Ông Pasi Penttinen, chuyên gia về cúm của ECDC, cho rằng sự trở lại của virus cúm sẽ khởi động một mùa cúm dài bất thường, có thể kéo dài đến tận mùa hè.

Châu Âu ghi nhận hơn 100 triệu ca COVID-19, chiếm 1/3 thế giớiChâu Âu ghi nhận hơn 100 triệu ca COVID-19, chiếm 1/3 thế giới

TTO - Tính đến ngày 1-1, châu Âu đã ghi nhận hơn 100 triệu ca COVID-19, chiếm hơn 1/3 tổng số ca nhiễm trên toàn thế giới.

Xem thêm: mth.3701103281102202-uuh-cad-hneb-al-91-divoc-mex-noum-ua-uahc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Châu Âu muốn xem COVID-19 là bệnh đặc hữu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools