HLV Mai Đức Chung đang cùng các học trò trải qua quá trình tập luyện sau khi tới Ấn Độ - Ảnh: VFF
Nằm tại bảng C với những đối thủ khó nhằn là Hàn Quốc, Nhật Bản và Myanmar, tuyển nữ Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thử thách từ cao tới thấp.
Tuyển nữ Hàn Quốc với sức mạnh mang tên Ji So Yun
Ji So Yun là niềm hy vọng nơi tuyến tiền vệ của đội tuyển nữ Hàn Quốc - Ảnh: Chelsea News
Đầu tiên là trận đấu khai màn với những nữ cầu thủ của xứ sở kim chi vào ngày 21-1. Đội hình của tuyển nữ Hàn Quốc sở hữu một trong những nữ tiền vệ hàng đầu châu Á ở thời điểm hiện tại là Ji So Yun.
Khả năng cầm nhịp thế trận chính là điểm mạnh nhất của nữ cầu thủ này và đây chính là đối thủ mà trung vệ Chương Thị Kiều sẽ phải đối mặt rất nhiều trên sân.
Dù có khả năng đọc thế trận tốt nhưng vì phải hỗ trợ đồng đội ở hai cánh nên trách nhiệm phòng thủ của Chương Thị Kiều sẽ rất nặng nề.
Có thể tuyển nữ Hàn Quốc không sở hữu một tiền đạo quá nổi bật thế nhưng với dàn tiền vệ được lĩnh xướng bởi Ji So Yun, Hàn Quốc hoàn toàn có thể trở thành một ứng cử viên cho chức vô địch.
Tuyển nữ Nhật Bản và niềm tự hào hàng phòng ngự thép
Đội trưởng Kumagai Saki luôn là chốt chặn đáng tin cậy trong bộ tứ vệ của Nhật Bản - Ảnh: LYON FC
Trận đấu thứ hai mà tuyển Việt Nam sẽ đối đầu là tuyển Nhật Bản - nhà cựu vô địch thế giới năm 2011 - vào lúc 21h ngày 24-1. Đội tuyển Nhật Bản là đội bóng nổi tiếng với tính kỷ luật cao cũng như có hàng hậu vệ khó vượt qua nhất tại châu Á hiện tại.
Với bộ đôi trung vệ thép bao gồm đội trưởng Kumagai Saki (biên chế CLB Lyon - Pháp) và Utsugi Rumi (biên chế Reign FC - Mỹ), Nhật Bản luôn sẵn sàng nhường thế trận cho đối thủ và sau đó thực hiện những cú hồi mã thương, phản công thần tốc.
Đây cũng là đội bóng có lối chơi giống với tuyển Việt Nam. Tuy nhiên, xét về chất lượng cầu thủ thì đại diện của xứ sở mặt trời mọc nhỉnh hơn rất nhiều.
Tuyển nữ Myanmar - đối thủ quen thuộc tại khu vực Đông Nam Á
Tiền đạo Hải Yến đã cực kỳ hiểu đối thủ Myanmar khi có rất nhiều lần chiến thắng đối thủ này trước đây - Ảnh: AFF
Khi phải đối đầu với hai tập thể nổi danh của bóng đá nữ châu Á như vậy, điểm dựa vào một tỉ số hòa luôn là điều mà HLV Mai Đức Chung hướng tới.
Trận đấu sinh tử với tuyển Myanmar mới là thời điểm mà đội bóng của chúng ta nghĩ tới chiến thắng sẽ diễn ra vào 15h ngày 27-1. Không còn lạ lẫm gì nhau khi Kim Thanh, Hải Yến hay Tuyết Dung đã gặp gỡ đối thủ quá nhiều lần trong quá khứ.
Lần gần nhất vào tháng 2-2020, những nữ chiến binh sao vàng đã giành chiến thắng nhẹ nhàng 1-0 trước Myanmar trong khuôn khổ vòng loại của giải châu Á.
Trước đó, tháng 8-2019, tuyển Việt Nam cũng đè bẹp đối phương 4 bàn không gỡ khi tham gia AFF Cup. Có thể nói, việc có được kết quả hòa với Nhật Bản, Hàn Quốc rồi sau đó giành chiến thắng trước Myanmar chính là chiến lược tối ưu mà tuyển Việt Nam cần phải làm được.
AFC Women’s Asian Cup India 2022 sẽ có tổng cộng 42 trận đấu và sẽ được phát sóng trực tiếp trên hệ thống đa nền tảng của FPT Play tại: https://fptplay.vn/xem-truyen-hinh.
Lịch thi đấu của đội tuyển nữ Việt Nam tại vòng bảng AFC Women’s Asian Cup India 2022
Tải ngay ứng dụng FPT Play và đăng ký tài khoản để không bỏ lỡ chương trình. Thông tin chi tiết xin liên hệ hotline 19006600.
TTO - Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) cho biết đội tuyển nữ Việt Nam có thể tham dự trận đấu với đội nữ Hàn Quốc vào ngày 21-1 hay không phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm và sức khỏe của 14 cầu thủ từ Tây Ban Nha di chuyển sang Ấn Độ vào ngày 20-1.
Xem thêm: mth.3342108002102202-yalp-tpf-nert-uad-iht-man-teiv-un-neyut-mex/nv.ertiout