vĐồng tin tức tài chính 365

F-35C của Mỹ rơi khi đang tập trận cùng 2 siêu tàu sân bay ở Biển Đông

2022-01-26 09:40
Nguyên nhân làm chiếc F-35C bị rơi đang được điều tra.

Người phát ngôn Hạm đội 7 Hải quân Mỹ (đóng tại Nhật) - Trung tá Mark Langford cho biết tàu USS Carl Vinson chỉ bị ảnh hưởng "bề ngoài". Hiện tàu USS Carl Vinson và phi đội máy bay của tàu đã hoạt động bình thường trở lại.

Chiếc F-35C đang được sửa chữa.

Đây là lần đầu tiên tai nạn xảy ra với một chiếc F-35C, biến thể của tiêm kích tàng hình một động cơ của Hải quân Mỹ, được thiết kế hoạt động trên các tàu sân bay.

Vụ tai nạn xảy ra trong bối cảnh siêu tàu sân bay USS Carl Vinson và các tàu hộ tống đang tập trận ở Biển Đông cùng với nhóm siêu tàu sân bay USS Abraham Lincoln.

Trước khi đến Biển Đông, 2 nhóm tàu sân bay tấn công này đã tập trận cùng với một tàu khu trục trực thăng của Nhật hôm 21-1 ở Biển Philippines.

Vụ tai nạn thứ hai của F-35 trong năm nay

Đây là vụ tai nạn thứ hai của một chiếc F-35 trong năm nay.

Ngày 4-1, phi công điều khiển chiếc F-35 của Hàn Quốc đã hạ cánh khẩn cấp xuống một căn cứ không quân sau khi bộ phận hạ cánh bị trục trặc do các vấn đề điện tử, theo thông tin từ Không quân Hàn Quốc.

F-35C của Mỹ rơi khi đang tập trận cùng 2 siêu tàu sân bay ở Biển Đông - ảnh 2
Một chiếc F-35C của Hải quân Mỹ. Ảnh: REUTERS

Tính lui lại những năm trước, F-35 đã liên quan đến ít nhất 8 sự cố khác, theo hồ sơ do trang web F-16.net cung cấp.

Tháng 11 năm ngoái, một chiếc F-35B của Anh đã lao xuống biển Địa Trung Hải ngoài khơi khi đang hoạt động cùng chiếc hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth. Phi công đã nhảy dù an toàn.

Vào tháng 5-2020, một chiếc F-35 của Không quân Mỹ gặp nạn khi hạ cánh xuống Căn cứ Không quân Eglin ở Florida. Phi công nhảy dù an toàn. Không quân Mỹ cho rằng vụ tai nạn xảy ra do nhiều yếu tố liên quan đến phi công và hệ thống của máy bay.

Tháng 4-2019, một chiếc F-35 của Nhật đã lao xuống Thái Bình Dương ngoài khơi phía bắc Nhật, phi công thiệt mạng. Theo tạp chí Military Medicine, Nhật cho rằng vụ tai nạn đó là do phi công mất phương hướng trong không gian, "tình huống mà phi công không thể cảm nhận chính xác vị trí, thái độ, độ cao hoặc chuyển động của máy bay".

Các dòng F-35 gồm có: F-35A dành cho Không quân, cất cánh và hạ cánh trên các đường băng thông thường; F-35B dành cho lực lượng Thủy quân lục chiến, là một máy bay hạ cánh thẳng đứng cất cánh ngắn có thể hoạt động trên các tàu tấn công đổ bộ của Hải quân; và F-35C - biến thể cuối cùng trong số ba biến thể được đưa vào hoạt động vào năm 2019.

Theo nhà sản xuất máy bay Lockheed Martin, biến thể của Hải quân Mỹ "có thiết bị hạ cánh mạnh mẽ hơn để xử lý các chuyến cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay, cánh gấp để phù hợp trên sàn đáp đông đúc".

USS Carl Vinson là tàu sân bay đầu tiên trong số 11 hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ triển khai hoạt động  cùng F-35C khi tàu rời San Diego vào tháng 8 năm ngoái.

Các phiên bản của F-35 cũng được các đồng minh và đối tác của Mỹ, bao gồm Nhật, Hàn Quốc, Anh, Úc, Ý, Na Uy, Hà Lan và Israel đặt hàng.

 


 


Xem thêm: lmth.4890401-gnod-neib-o-yab-nas-uat-ueis-2-gnuc-nart-pat-gnad-ihk-ior-ym-auc-c53f/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“F-35C của Mỹ rơi khi đang tập trận cùng 2 siêu tàu sân bay ở Biển Đông”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools