Các sản phẩm trang trí bằng giấy cầu kỳ có giá lên đến nửa triệu đồng - Ảnh: NGUYỄN HIỀN
Dọc phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), sắc đỏ của đồ trang trí Tết ngập tràn các gian hàng. Thay vì bày bán các sản phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài, năm nay thị trường phía Bắc ưa chuộng đồ trang trí Tết thủ công vừa mang "hơi thở" của người Việt, vừa thân thiện với môi trường như đèn lồng, câu đối, đồ trang trí cây mai, cây đào, mô hình bánh chưng xanh đều được thiết kế sáng tạo, độc đáo.
Giấy đỏ, cành đào đông, hoa mẫu đơn bằng vải, chiếc mẹt hay chiếc nón nhỏ xinh là những nguyên liệu được nhiều người lựa chọn để mua về tự thiết kế, sáng tạo đồ trang trí.
Trong các món đồ trang trí được bày bán tại phố Hàng Mã, các loại quạt xuất hiện nhiều hơn cả, với đủ các chất liệu từ giấy, gỗ, lá cọ. Kích thước, mẫu mã đa dạng, có những chiếc to bằng sải tay được đính kèm nhiều đồ trang trí nhỏ xinh như mô hình bánh chưng, bánh tét, nón lá, giỏ tre bắt mắt.
"Người dân miền Bắc thường nói: "3 tháng hè, 9 tháng đông", nhưng thực tế bây giờ thời tiết lại rất nóng. Chính vì vậy, mọi người muốn trưng chiếc quạt trong ngày Tết để cầu mong một năm mát mẻ, may mắn", chị Quỳnh Trang, khách hàng tại quận Hoàn Kiếm, cho hay.
Đồ trang trí Tết "thuần Việt" được người dân thủ đô yêu thích - Ảnh: NGUYỄN HIỀN
Khảo sát giá trên thị trường, mỗi sản phẩm đồ trang trí Tết truyền thống có giá dao động từ 100.000 - 500.000 đồng tùy vào kích thước, sự cầu kỳ của sản phẩm. Nếu khách hàng tự mua về để trang trí thì giá chỉ còn 1/3, do đó nhiều người lựa chọn tự mua từng món đồ để về tự trang trí.
"Nhà tôi năm nào cũng duy trì các nét đẹp truyền thống trong dịp Tết của người Việt như gói bánh chưng, nấu xôi chè ngày Tết. Năm nay, tôi quyết định mua các nguyên liệu làm đồ trang trí để cho con gái tự do sáng tạo theo ý thích của mình. Thông qua hoạt động này, mong rằng các con hiểu thêm về các ý nghĩa của ngày Tết", chị Lê Tuyết Mai (ngụ tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ.
Cùng con trai dạo chơi, mua sắm tại phố Hàng Mã, chị Đoàn Thị Trà (ngụ tại quận Long Biên, Hà Nội) lựa chọn sản phẩm cành đào đông, giấy đỏ có chữ "Phúc, An". "Một năm dịch bệnh qua đi, ai ai cũng mong muốn năm mới gặp nhiều may mắn, bình an" - chị chia sẻ.
Một số tiểu thương cho biết năm nay, các sản phẩm trang trí Tết có xuất xứ chủ yếu ở trong nước với giá cả không chênh lệch nhiều so với mọi năm. Bên cạnh việc bán hàng trực tiếp, nhiều tiểu thương cũng đem sản phẩm lên sàn thương mại điện tử để bán. Những món đồ trang trí Tết đầy sắc xuân, lại mang cá tính riêng chẳng "đụng hàng" với bất kỳ ai, xu hướng trang trí Tết "hand made" trở thành sự lựa chọn của nhiều người.
Luôn tay gấp giấy để làm các sản phẩm trang trí bán sẵn, bà Nguyễn Hồng, tiểu thương chợ Hàng Mã, cho biết: "Năm nay, người dân thủ đô ưa chuộng đồ trang trí bằng giấy nên chúng tôi sản xuất nhiều hơn. Hiện trên thị trường đồ trang trí nhập từ Trung Quốc không còn được mua nhiều nữa, hầu hết đều được thay bằng đồ trang trí Việt".
Các chủ cửa hàng vừa bán, vừa làm đồ trang trí trực tiếp theo nhu cầu của khách hàng - Ảnh: NGUYỄN HIỀN
Sản phẩm được kết hợp bởi nhiều phụ kiện có giá cao - Ảnh: NGUYỄN HIỀN
Nhiều sản phẩm trang trí Tết được làm với kích thước lớn phù hợp với nhu cầu trang trí của các cửa hàng, doanh nghiệp - Ảnh: NGUYỄN HIỀN
Bánh chưng, dưa hấu, hoa mẫu đơn đỏ được kết hợp hài hòa với mong muốn năm mới đủ đầy, sung túc - Ảnh: NGUYỄN HIỀN
Bên cạnh đồ trang trí bằng giấy, các phụ kiện đính kèm làm từ mây, tre đan như giỏ tre, mẹt cũng được chọn mua nhiều - Ảnh: NGUYỄN HIỀN
Cận Tết Nguyên đán, lượng khách đổ về phố Hàng Mã càng đông đúc - Ảnh: NGUYỄN HIỀN
TTO - Thay vì nhập các xe lớn với 30.000 - 40.000 lá như những năm trước, năm nay các tiểu thương tại chợ lá dong Trần Quý Cáp, Hà Nội chỉ dám nhập nhỏ lẻ khoảng 5.000 lá mỗi đợt vì lượng khách mua giảm.
Xem thêm: mth.61313410162102202-nad-mahn-tet-pid-iogn-nel-teiv-nauht-irt-gnart-od/nv.ertiout