Chương trình hỗ trợ tài chính lên đến hơn 200 tỉ đồng của SmartPay đang được lan rộng trong cộng đồng nhà bán hàng vừa và nhỏ trong dịp Tết 2022
Tiểu thương tìm đến chương trình hỗ trợ tài chính của SmartPay
'Trước đây, cứ ngỡ tiệm cà phê và quán ăn nhỏ là dịch vụ dễ kiếm tiền và có thể không giàu nhưng không bao giờ sợ đói. Dịch COVID đến cho thấy mọi dự tính, kế hoạch đều là vô nghĩa ' - chị Thủy, chủ quán cà phê Thanh Thủy (Gò Vấp) cười buồn nhớ lại. Hai năm dịch bệnh với 6 tháng phải đóng cửa quán vì giãn cách đã khiến mọi vốn liếng tích góp sau 30 năm mở quán gần như bay sạch.
Cách quán cà phê Thanh Thủy không xa là tiệm tạp hóa Khánh Ly cũng cùng cảnh ngộ. Anh Vượng, chủ tiệm cho biết tiệm anh vừa mở được một năm bắt đầu đi vào ổn định thì dịch COVID-19 ập đến.
'Chẳng bao giờ nghĩ rằng vài triệu đồng để trữ hàng bán dịp tết cũng là con số lớn và khó xoay' - anh Vượng nói. 'Trước đây, các bạn hàng đều cho gối đầu và công nợ cả tháng mới tính, nhưng năm nay, có lẽ ai cũng khó khăn nên nhiều nơi buộc thanh toán tiền hàng ngay khi nhận hàng nên không thể trữ hàng nhiều vì kẹt vốn'.
Được nhân viên SmartPay tư vấn, anh Vượng, chị Thủy biết đến chương trình hỗ trợ tài chính cho tiểu thương và nhà bán hàng vừa & nhỏ của SmartPay trong dịp Tết. Thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh gần như lập tức, chương trình hỗ trợ tài chính trở thành chiếc phao cho anh Vượng, chị Thủy. Chương trình được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ các nhà bán hàng vừa và nhỏ giải được bài toán về cơn khát vốn lưu động trước tết âm lịch.
Họ mong đợi gì từ nguồn vốn 200 tỉ của SmartPay?
Ông Phượng, chủ vựa gạo Thu Hiền ở đường số 7 cho biết, nhờ SmartPay, ông trút được gánh nặng lo âu về vốn lưu động sau nhiều ngày hỏi mượn bạn bè mà không được. Với chị Thủy, SmartPay không chỉ giúp chị nguồn vốn, mà còn là kênh thanh toán mà nhiều bạn trẻ đến quán chị sử dụng. 'Khách thích dùng SmartPay mà mình cũng thích vì thanh toán nhanh, chính xác, không lo phải đổi tiền lẻ để thối lại cho khách lại có vẻ sành điệu', chị Thủy cho biết.
Người tiêu dùng có xu hướng thanh toán không tiền mặt trong các giao dịch hàng ngày
'Không chỉ giúp xoay vốn mà sử dụng SmartPay để chấp nhận thanh toán còn giúp tôi quản lý hóa đơn tốt hơn, vào sổ thu chi các khoản dễ dàng mà không sợ sót, tính tiền cuối ngày cũng nhanh nên giảm được bớt thời gian tính toán luôn bù đầu bù cổ trong dịp tết ' – Anh Vượng cho biết.
Theo chia sẻ của anh Vượng, lúc rảnh anh đã 'nghịch' SmartPay và phát hiện nhiều thứ thú vị như có thể mở tài khoản tiết kiệm với lãi suất hấp dẫn ngay trên app; thanh toán hộ hóa đơn điện nước, nạp tiền điện thoại... để nhận hoa hồng hoặc vào Mua sắm thông minh (một tính năng tương tự như 'sàn thương mại điện tử thu nhỏ') để bán thêm hàng online và đặt giao hàng AhaMove trực tiếp.
Cùng tiểu thương góp sức thúc đẩy thanh toán số
Không chỉ đồng hành cùng tiểu thương, SmartPay còn san sẻ áp lực tài chính với người tiêu dùng qua Game 'Chọn Thẻ Vận May - Tiền Bay Về Ví' với tổng giá trị giải thưởng lên đến 2 tỉ đồng, giúp họ thoải mái mua sắm cho dịp Tết Nhâm Dần.
Có 43,4 triệu người dùng trong đó gần 2 triệu người dùng thường xuyên sẽ có cơ hội được hoàn tiền đến 999.999 đồng, tặng voucher đến 100.000 đồng. Đây là một hoạt động kích thích mua sắm với thể lệ chơi đơn giản, cơ hội nhận voucher và hoàn tiền cao.
Chương trình hiện đang diễn ra sôi nổi và kéo dài đến mùng 6 Tết âm lịch… Ngoài ưu đãi từ SmartPay, người dùng còn có thể tiết kiệm nhân đôi khi mua sản phẩm và dịch vụ có giá khuyến mãi từ nhà bán hàng.
Theo đại diện SmartPay đã có gần 11 triệu người tiếp cận chương trình Tết của SmartPay, trong đó có gần 1,5 triệu nhà bán hàng vừa và nhỏ. Chỉ sau một thời gian ngắn phát động, gần 100.000 tiểu thương được SmartPay hỗ trợ cung cấp Ví trả sau, giúp họ chủ động nguồn vốn hơn trong kinh doanh.
Trong khi đó, Game 'ChọnThẻ Vận May - Tiền Bay Về Ví' cũng thu hút hơn 9 triệu người quan tâm, mang lại hơn 5 triệu giao dịch được thực hiện trên app và tại mạng lưới các nhà bán hàng vừavànhỏ của SmartPay trên toàn quốc.
Ông Marek Eugene Forysiak - Chủ tịch SmartPay chia sẻ 'Chúng tôi mong muốn trở thành "người bạn" mà tiểu thương nghĩ đến đầu tiên khi tìm kiếm giải pháp công nghệ hỗ trợ kinh doanh và mục tiêu chính mà SmartPay luôn hướng tới là nền kinh tế không tiền mặt'.
Trong năm 2022, SmartPay đặt mục tiêu trở thành nền tảng thanh toán không tiền mặt kết nối nhà bán hàng, ngân hàng và người dùng để tạo nên hệ sinh thái thanh toán tối ưu cho người dùng. Theo đó, SmartPay sẽ tiếp tục đưa ra giải pháp và sản phẩm đột phá như cấp vốn kỹ thuật số, mua trước trả sau, công cụ quản lý bán hàng…, đồng hành và tiếp sức cho nhà bán hàng nhỏ lẻ để không ai bị bỏ lại phía sau trong thời đại số hóa.