Theo báo cáo, sự phục hồi của Trung Quốc sau cú sốc COVID-19 đang tiến triển tốt nhờ các hành động chính sách nhanh chóng và mạnh mẽ của các cơ quan chức năng, trong đó có việc đẩy mạnh chương trình chương trình tiêm chủng.
Tuy nhiên, sự phục hồi đã chậm lại và vẫn thiếu cân bằng và dễ gặp rủi ro, do những tác động của đại dịch đến chi tiêu tiêu dùng và sự lao dốc của thị trường bất động sản sau những nỗ lực kiểm soát nợ trong lĩnh vực này.
Báo cáo nêu rõ Trung Quốc cần tiếp tục có các chính sách phù hợp hỗ trợ nền kinh tế và sự tái cân bằng, cũng như tiến bộ trong các cải cách cơ cấu quan trọng để chuyển đổi sang tăng trưởng "chất lượng cao" - tăng trưởng cân bằng, bao trùm và "xanh".
Báo cáo của IMF cũng chỉ ra sự cần thiết phải hỗ trợ tài khóa, tăng cường hơn nữa bảo trợ xã hội, từ đó làm giảm khoản tiết kiệm đề phòng rủi ro của các hộ gia đình, thúc đẩy tái cân bằng đối với hoạt động tiêu dùng và lĩnh vực dịch vụ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi sang tăng trưởng chất lượng cao.
Theo IMF, cơ sở so sánh ít thuận lợi hơn cũng như tiêu dùng yếu và những trở ngại đến từ việc đầu tư vào bất động sản giảm sút sẽ là những rủi ro chính đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay.
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới cập nhật ngày 25/1 vừa qua, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đạt 4,8% trong năm 2022 và 5,2% trong năm 2023, so với mức tăng 8,1% trong năm 2021.
Các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) trong những tháng tới theo dự kiến sẽ góp phần ổn định nền kinh tế.
Xem thêm: mth.18510801282102202-gnab-nac-ueiht-nav-ud-tot-ioh-cuhp-gnad-couq-gnurt-et-hnik-fmi/nv.zibmanteiv