vĐồng tin tức tài chính 365

Hàng Việt 'tung cánh' muôn nơi

2022-01-31 12:22
Hàng Việt tung cánh muôn nơi - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Ngọc Luận - giám đốc Meet More - giới thiệu những loại cà phê nông sản do DN này sản xuất - Ảnh: NGỌC HIỂN

Đầu tháng 11, ban giám đốc của một doanh nghiệp (DN) ở Cộng hòa Czech khăn gói lên máy bay về VN, chấp nhận cách ly tập trung 7 ngày để thấy tận mắt quy trình sản xuất cà phê nông sản của một công ty ở TP.HCM.

Đem cà phê nông sản vào thị trường khó

Ban lãnh đạo của DN này đến nhà máy của công ty chuyên sản xuất cà phê nông sản "made in Vietnam" đặt tại huyện Hóc Môn (TP.HCM). 

Tiếp đối tác, ông Nguyễn Ngọc Luận - giám đốc Meet More - đã chia sẻ về chiến lược phát triển, quy trình chế biến và rất muốn đưa đối tác đi về vùng nguyên liệu cà phê ở Tây Nguyên hay nông sản ở miền Tây. Tuy nhiên, thời điểm đó các địa phương vẫn còn e dè chuyện đi lại nên chỉ cho đối tác xem được bằng cách… livestream.

Nhưng sau những ngày tìm hiểu, đối tác quyết định ký hợp đồng để xuất hàng sang châu Âu. Công nhân của nhà máy hiện phải tăng ca đến 8 - 9h tối để xuất xưởng hơn chục loại cà phê hòa tan nông sản như cà phê mang vị đậu xanh, khoai môn, vị dừa, trà xanh, bạc hà, trái nhàu, cà phê capuchino, cà phê đóng chai…

Đến nay các loại cà phê nông sản này đã xuất đi 8 nước và có mặt khắp các siêu thị, trong đó Hàn Quốc, Úc và Nga là các thị trường chủ lực. 

Theo ông Luận, quy mô của DN còn khiêm tốn khi chỉ mới thành lập từ 2017, song DN đã làm được việc mang hàng Việt đi các thị trường khó tính và đáp ứng các tiêu chí khắt khe về chất lượng.

Nói về lý do sản xuất cà phê nông sản, ông Luận cho biết những ngày này người Việt thấy rõ nhất tác động của việc chỉ xuất khẩu nông sản tươi và phụ thuộc vào một thị trường khiến hàng ngàn xe ùn ứ ở cửa khẩu với Trung Quốc. 

Mỗi năm đều thấy điệp khúc "được mùa rớt giá" nên ông Luận quyết định phải tạo một sản phẩm có hướng đi riêng, có giá trị tăng thêm khi kết hợp giữa cà phê với nông sản. Từ đó, DN này dần dần thử nghiệm các loại nguyên liệu, trực tiếp giám đốc mang hàng đi chào tại các hội chợ sỉ lớn ở các nước. 

Theo ông Luận, hành trang ra nước ngoài của ông chỉ vài bộ đồ, còn lại hành lý đầy ắp cà phê, cứ đi gặp ai là ông đều tặng cà phê Việt. Thậm chí tại một hội chợ ở Hàn Quốc, hai nhà buôn còn "giành" nhau thị trường để phân phối cà phê nông sản này.

Sau một thời gian khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, ông Luận quyết định 2022 sẽ đẩy mạnh thị trường nội địa, nhất là cà phê đóng chai, để người Việt được uống những loại cà phê ngon, giá rẻ thay vì uống hàng nhập. 

Hiện tại các sản phẩm cà phê này đã vào hầu hết các hệ thống siêu thị lớn, các sân bay và các chuỗi cửa hàng tiện lợi một cách dễ dàng.

Hàng Việt tung cánh muôn nơi - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn - giám đốc Bobi Craft - bên các mẫu đồ chơi bằng len - Ảnh: NGỌC HIỂN

Hàng Việt làm bạn của trẻ em thế giới

Trong hội chợ đồ chơi lớn nhất Đức, một nhà buôn mang theo đứa con gái chừng 5 tuổi tham gia. 

Đến quầy đồ chơi len thủ công VN, cô bé chọn ngay chú cừu len Poppy. Lúc ăn, lúc ngủ bé đều ôm chú cừu khiến cha mẹ của bé phải chụp hình lại gửi cho chủ gian hàng là ông Nguyễn Ngọc Tuấn (giám đốc Bobi Craft) để ngợi khen. 

Sau đó, nhà buôn này đã ký hợp đồng đặt mua sỉ hàng của ông Tuấn, 3 năm qua đã mua đến 20.000 sản phẩm. Điều đặc biệt của những món đồ chơi này là mỗi con thú len là một nhân vật, có tên riêng, có câu chuyện riêng và khi mua đồ chơi sẽ kèm theo một cuốn truyện để các bé hiểu về nhân vật, tô vẽ nhân vật ngay trong cuốn truyện.

Hiện có khoảng 1.000 mẫu đồ chơi bằng len. So với các loại đồ chơi khác trên thị trường, đồ chơi len của DN có nét riêng là quy trình tạo ra những món đồ này đều được đan, móc len thủ công bởi những người thợ tại Lâm Đồng, TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu. 

Ngoài ra, các món này phải đạt tiêu chuẩn an toàn sức khỏe rất khắt khe. "Khắp các siêu thị, cửa hàng lưu niệm và trên các sàn thương mại điện tử đều có hàng chúng tôi, phổ biến nhất là Hà Lan, Đức, Mỹ, Pháp…" - ông Tuấn tự hào.

Bà Trần Thị Hà - quản lý sản xuất của Bobi Craft - cho hay mỗi tháng DN sản xuất và xuất khẩu 15.000 - 20.000 sản phẩm, những lúc cao điểm lên đến 40.000 - 50.000 sản phẩm với mức giá bán ở quốc tế từ 600.000 đến cả triệu đồng/sản phẩm. Dịp Noel và năm mới này, DN phải vừa xuất hàng đi bằng cả tàu biển lẫn máy bay để kịp cung hàng cho châu Âu.

Bên cạnh các mẫu riêng của DN, ông Luận cho biết công ty cũng hợp tác để mua lại bản quyền các nhân vật hoạt hình, hiện DN này đang đàm phán để bỏ ra 25.000 USD mua bản quyền một nhân vật của Walt Disney để sản xuất, bán độc quyền thú len tại thị trường Singapore và VN.

Giấc mơ của DN này đó là tạo ra được những nhân vật đồ chơi mang tầm quốc tế, để khi nhắc đến nhân vật đó là các em bé sẽ nghĩ ngay đến VN. 

"Đơn hàng 2022 rất ổn, hiện chúng tôi đang phát triển những món đồ chơi có tính ứng dụng cao hơn về y khoa, giáo dục để con cái có thể tương tác với cha mẹ bằng công nghệ ngay trong món đồ chơi này. Đặc biệt, năm nay chúng tôi sẽ đẩy mạnh bán nội địa vì sau dịch doanh số nội địa đã tăng đến 5 - 6 lần" - ông Luận nói.

Mang đồ quê "bay" sang xứ người

Thời điểm hàng quán đóng cửa vì dịch bệnh, tiệm ẩm thực Cà Mèn (TP.HCM) cũng phải đóng cửa, không buôn bán mà chuyển sang nấu thức ăn miễn phí gửi các bệnh viện. Nhưng câu hỏi luôn đặt ra trong ông chủ quán Nguyễn Đức Nhật Thuận là "hết dịch sẽ trở lại thế nào?".

Trả lời cho câu hỏi đó, vị chủ quán quyết định nghiên cứu để món đặc sản Quảng Trị là cháo bột cá lóc có thể đóng gói, dùng được nhiều ngày và xa hơn là "bay" đi muôn phương mà vẫn giữ được hương vị gốc. 

Từ thiết kế bao bì, đóng gói sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu, kiểm nghiệm thực phẩm… đều được DN hỏa tốc thực hiện khi TP.HCM mở cửa. Do đó đã có gần 1.000 sản phẩm đóng gói gửi đi 3 miền.

Đặc biệt, một khách hàng tại Brunei đã ký hợp đồng mua sản phẩm để làm quà Tết. Ngoài ra, khách hàng tại Mỹ cũng đã đặt vấn đề và hiện đang trong giai đoạn gửi mẫu sang Mỹ để kiểm nghiệm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Mỹ; khi quy trình hoàn tất, sản phẩm sẽ "bay" sang trời Tây ngay trước Tết.

Người trẻ kinh doanh hàng Việt giữa thời COVID-19Người trẻ kinh doanh hàng Việt giữa thời COVID-19

Khi vừa tốt nghiệp đại học cũng là lúc nhiều người trẻ phải đối diện với thực tế: làm việc gì để tồn tại trước 'cơn bão' COVID-19? Duy và Sơn là hai trong số những người trẻ đã kiên trì với việc kinh doanh sản phẩm thuần Việt trên Shopee.

Xem thêm: mth.28843035111102202-ion-noum-hnac-gnut-teiv-gnah/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hàng Việt 'tung cánh' muôn nơi”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools