IEA dự báo nhu cầu khí đốt năm 2022 sẽ chậm lại ở châu Á do giá tăng - Ảnh: Q.TUẤN
Theo IEA (Cơ quan Năng lượng Quốc tế), nhu cầu khí đốt hồi phục vào năm ngoái do nguyên nhân kép là nhiều nền kinh tế trên thế giới mở cửa sau dịch COVID-19 và mùa đông lạnh bất thường ở một số quốc gia.
Báo cáo của IEA cho biết do cung không theo kịp cầu, cộng thêm tình trạng thiếu hàng bất ngờ đã khiến khí đốt trên thị trường khan hiếm và giá tăng mạnh. Giá tăng khiến nhu cầu với khí đốt trong nửa cuối năm 2021 bị kiềm hãm.
Số liệu của IEA cho thấy tiêu thụ khí đốt đã tăng 4,6% trong năm 2021, hơn gấp đôi mức giảm do dịch COVID-19 năm 2020.
Theo báo cáo, nhu cầu khí đốt tăng như thế nào trong ngắn hạn sẽ phụ thuộc vào thời tiết trong mùa nóng ở bán cầu bắc. IEA cho rằng, với giả định nhiệt độ bình thường, tăng trưởng của thị trường khí đốt tự nhiên sẽ chậm lại do giá khí đốt cao. Hệ quả là nền kinh tế cũng sẽ mở cửa ở mức vừa phải. Trong khi đó, căng thẳng về nguồn cung có thể sẽ giảm bớt.
Nhu cầu toàn cầu với khí đốt dự kiến sẽ tăng ở mức khiêm tốn là 0,9% trong năm 2022, đạt 4,1 nghìn tỉ mét khối khí đốt sau khi tăng 4,6% trong năm 2021. Sản lượng khí đốt toàn cầu dự kiến sẽ tăng 1,6% - lên 4,2 nghìn tỉ mét khối.
Nhu cầu dự kiến sẽ giảm hơn 4% ở châu Âu và chậm lại ở châu Á, từ mức 7% năm 2021 xuống còn 5% trong năm 2022.
Lo ngại về khả năng xảy ra chiến tranh giữa Nga vào Ukraine có thể tiếp tục đẩy giá cao giá năng lượng vốn đã cao chót vót ở châu Âu.
Bộ trưởng Năng lượng Israel Karin Elharrar thông báo Israel sẽ tạm dừng hoạt động tìm kiếm, thăm dò khí đốt ngoài khơi ít nhất tới cuối năm 2022.
Xem thêm: mth.28515327113102202-oac-aig-od-a-uahc-o-ial-mahc-es-2202-man-tod-ihk-uac-uhn-oab-ud-aei/nv.ertiout